Amazon Web Services là gì? Tổng quan từ A-Z về AWS trong 5P

Với sự bùng nổ của công nghệ số và sự gia tăng đáng kể về dữ liệu, việc sử dụng Amazon Web Services (AWS) đã trở thành một phần không thể thiếu đối với doanh nghiệp ngày nay.

Trong bài viết này, Renova Cloud sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về: 

  • Amazon Web Services là gì?
  • Tại sao AWS lại trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp lớn/nhỏ trên khắp thế giới?
  • AWS giúp doanh nghiệp bạn tối ưu hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật như thế nào?

Hãy cùng nhau bắt đầu hành trình khám phá AWS toàn diện ngay nhé! 

Amazon Web Services là gì?

Amazon Web Services (viết tắt là AWS) – một nền tảng điện toán đám mây mạnh mẽ được phát triển và cung cấp bởi tập đoàn Amazon.com. Công cụ này cung cấp cho các doanh nghiệp nhiều tính năng quan trọng gồm: Database (cơ sở dữ liệu), Storage (lưu trữ), Analytics (phân tích), Computing power (tính toán)

Xuất hiện từ năm 2006, mục tiêu của AWS là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ trực tuyến cho các trang web và ứng dụng máy khách. Kể từ đó, AWS đã nhanh chóng trở thành nền tảng chiếm thị phần lớn nhất toàn cầu – hơn cả tổng thị phần 4 đối thủ lớn là Microsoft, Alibaba, Google, IBM.

Hiện nay, AWS đã phát triển hơn 175 dịch vụ trên nền tảng này, cùng hệ thống trung tâm dữ liệu được triển khai trên toàn cầu như Ireland, Brazil, Úc, Nhật Bản, Singapore…

AWS có những ưu điểm gì?

Dưới đây là 7 ưu điểm hàng đầu, tạo nên lợi thế phát triển mạnh mẽ cho AWS:

1. Được xây dựng và phát triển bởi tập đoàn công nghệ Amazon

Amazon là tập đoàn công nghệ đa quốc gia hàng đầu trên thế giới. Sở hữu đội ngũ kỹ sư tài năng và vượt trội về công nghệ – nền tảng điện toán đám mây AWS của Amazon nhanh chóng phủ khắp toàn cầu, và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay.

2. AWS hỗ trợ dịch vụ cho nhiều cộng đồng mã nguồn mở

Amazon tạo liên kết mạnh mẽ với cộng đồng mã nguồn mở để cung cấp các dịch vụ AWS. Điều này góp phần không nhỏ vào sự phát triển  và cải tiến AWS. Nhờ vào sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng, AWS đã trở thành một trong những nền tảng đám mây hàng đầu và được biết đến rộng rãi trong ngành công nghệ thông tin.

cloud engineer la gi lam the nao de tro thanh cloud engineer gioi 1

3. AWS hỗ trợ mạnh mẽ nền tảng Linux

Amazon Web Services được thiết kế rất thân thiện và tương thích cao với hệ điều hành Linux. Mặc dù AWS hiện tại có ít dịch vụ hơn so với Microsoft Azure, nhưng sự phổ biến và độ tin cậy của nó vẫn vượt trội hơn hẳn.

4. Tính bảo mật mạnh mẽ hơn nền tảng máy chủ vật lý

Tính bảo mật trong môi trường đám mây được công nhận là tốt hơn so các phương pháp truyền thống. Việc mã hóa dữ liệu nhanh chóng khi lưu trữ và trong quá trình truyền tải, cùng các mô đun bảo mật phần cứng và hệ thống bảo mật vật lý mạnh mẽ – đã mang đến cho các doanh nghiệp một môi trường quản lý cơ sở hạ tầng CNTT an toàn và hiệu quả hơn.

5. Tính năng tích hợp

Amazon Web Services cung cấp nhiều tính năng chuyên sâu, kết nối chuyên biệt và công cụ tích hợp mạnh mẽ. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể triển khai và quản lý ứng dụng lai một cách linh hoạt trên cả môi trường tại chỗ và đám mây.

6. Tầm nhìn sâu rộng về tuân thủ và quản lý

Ngày nay, việc kiểm soát/theo dõi và quản lý định danh/cấu hình,  cũng như cách sử dụng là một phần quan trọng của hạ tầng công nghệ thông tin. Với Amazon Web Services, những tính năng quan trọng này được tích hợp ngay trong nền tảng, đáp ứng yêu cầu về quản lý và tuân thủ luật định của các tổ chức.

7. Mạng lưới AWS các khu vực và vị trí máy chủ trên toàn cầu

AWS hiện có 42 Vùng sẵn có tại 16 vị trí trên toàn cầu, phục vụ tốt nhất cho hàng triệu khách hàng. Hệ thống cơ sở hạ tầng toàn cầu của AWS liên tục mở rộng để đảm bảo thông lượng cao và độ trễ thấp cho người dùng cuối, đồng thời đảm bảo rằng dữ liệu của họ luôn được lưu trữ tại các khu vực mong muốn. 

Các dịch vụ của Amazon Web Services là gì?

Amazon Web Services cung cấp một loạt các dịch vụ điện toán đám mây đa dạng – giúp doanh nghiệp triển khai, quản lý, mở rộng ứng dụng và cơ sở hạ tầng một cách linh hoạt. Dưới đây là một số dịch vụ quan trọng của AWS:

1. Elastic computing Amazon EC2

Amazon EC2 (Amazon Elastic Compute Cloud) là một trong những dịch vụ máy chủ đám mây hàng đầu, đáp ứng mọi nhu cầu tính toán của doanh nghiệp. 

Với EC2, bạn có thể điều chỉnh kích thước lưu trữ trên nền tảng đám mây nhanh chóng và hiệu quả. Điều này cho phép bạn tùy chỉnh tài nguyên theo nhu cầu (mở rộng hoặc thu nhỏ). 

1.1 Lưu trữ ứng dụng web (web application hosting)

Amazon EC2 cung cấp một nền tảng linh hoạt để lưu trữ ứng dụng web của doanh nghiệp. Với khả năng mở rộng linh hoạt, bạn có thể xử lý những biến động về lưu lượng truy cập thông qua các phiên bản tương ứng.

1.2 Xử lý hàng loạt (batch processing)

Amazon EC2 giúp doanh nghiệp thực hiện các tác vụ xử lý hàng loạt, như truy xuất, phân tích hoặc chuyển mã dữ liệu. Ngoài ra, EC2 cho phép doanh nghiệp khởi chạy các phiên bản dịch vụ để xử lý khối lượng lớn công việc, và chấm dứt hoạt động của phiên bản ngay khi cần.

1.3 Machine Learning

EC2 cung cấp tích hợp tính năng Machine Learning đỉnh cao với hệ thống quản lý của nó. Nhờ vào đó, doanh nghiệp có thể tự động hóa việc tiếp nhận và phân tích dữ liệu phù hợp với nhiều tình huống công việc khác nhau.

2. Amazon S3

Amazon S3 là một giải pháp lưu trữ đơn giản và có khả năng mở rộng tùy chỉnh theo nhu cầu của người dùng thông qua các ưu điểm nổi bật gồm: sự tiện lợi,  đảm bảo an toàn và sự bảo mật tuyệt đối.

2.1. Sao lưu và lưu trữ dữ liệu (data backup and storage)

S3 cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp lưu trữ dữ liệu đáng tin cậy, hiệu quả và bền bỉ. Kiến trúc dự phòng của Amazon S3 luôn đảm bảo tính an toàn và sẵn sàng cao cho dữ liệu của người dùng.

2.2 Lưu trữ trang web tĩnh (static website hosting)

Với S3, doanh nghiệp có thể lưu trữ trang web tĩnh một cách dễ dàng, và tiết kiệm chi phí hiệu quả thông qua việc cấu hình các nhóm cấu trúc dưới dạng một trang web tĩnh.

2.3 Lưu trữ dữ liệu (data archiving)

Bằng cách sử dụng chính sách về vòng đời lưu trữ, doanh nghiệp có thể dễ dàng di chuyển dữ liệu sang các tầng lưu trữ với chi phí thấp hơn mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.

3. Amazon Lambda

Amazon Lambda là một dịch vụ điện toán phi máy chủ, giúp doanh nghiệp dễ dàng chạy code lập trình mà không cần quản lý máy chủ, cũng như linh hoạt mở rộng quy mô và tối ưu hóa chi phí hiệu quả.

3.1 Điện toán phi máy chủ (serverless computing)

Dịch vụ này tự động điều chỉnh khả năng chịu tải của ứng dụng theo yêu cầu, giúp doanh nghiệp tự động hóa quá trình quản lý hệ thống một cách hoàn toàn.

3.2 Xử lý các tệp theo thời gian thực (real-time file processing)

Doanh nghiệp có thể xử lý các tệp ngay khi chúng được tải lên Amazon S3 hoặc các dịch vụ AWS khác. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn cần chuyển đổi dữ liệu hoặc thay đổi kích thước hình ảnh.

3.3 Xử lý dữ liệu IoT (IoT data processing)

Amazon Lambda hỗ trợ người dùng trong việc xử lý dữ liệu từ các thiết bị IoT. Ứng dụng này cho phép hệ thống của doanh nghiệp thu thập, chuyển đổi và phân tích dữ liệu IoT với hiệu suất theo thời gian thực.

>> Bài viết liên quan: AWS Lambda là gì? Tìm hiểu từ A-Z chỉ trong 5p!

4. Amazon RDS

Amazon RDS (Amazon Relational Database Service) giúp các doanh nghiệp dễ dàng quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ thông qua phương thức tự động hóa các tác vụ quản trị. RDS cung cấp cho người dùng các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu, đặc biệt là nâng cao tính linh hoạt và khả năng thích ứng.

4.1 Quản lý cơ sở dữ liệu (database management)

Không mất quá nhiều thời gian cho việc triển khai, vận hành và mở rộng cơ sở dữ liệu quan hệ – doanh nghiệp có thể tập trung vào việc phát triển ứng dụng hơn chỉ là quản lý cơ sở dữ liệu.

4.2 Kho lưu trữ dữ liệu (data warehousing)

RDS là một lựa chọn đáng tin cậy để lưu trữ dữ liệu với tính linh hoạt cao. Nó cung cấp hiệu suất ổn định và khả năng mở rộng dễ dàng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc tích hợp RDS với các dịch vụ khác của Amazon Web Services sẽ giúp tối ưu hóa hoạt động và phân tích dữ liệu ở mức cao hơn.

4.3 Khắc phục các gián đoạn (Disaster recovery)

Doanh nghiệp có thể thiết lập sẵn các giải pháp xử lý sự cố gây gián đoạn cho cơ sở dữ liệu thông qua Amazon RDS. Nhờ vào tính năng sao lưu tự động và Multi-AZ deployment, doanh nghiệp có thể an tâm về tính liên tục của dữ liệu và đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của mình.

5. Amazon EBS

Amazon EBS (Amazon Elastic Block Store) là một dịch vụ lưu trữ theo dạng khối (block storage) tốt nhất trong Amazon Web Services. Với mức hiệu suất cao, EBS mang đến sự mở rộng linh hoạt và triển khai nhanh chóng cho mọi doanh nghiệp.

Khác với Amazon S3, dịch vụ này tập trung vào việc cung cấp một khối lượng lưu trữ cố định và liên kết chặt chẽ với dịch vụ Amazon EC2. 

5.1 Khả năng mã hóa dữ liệu (data encryption capabilities)

Amazon EBS mang đến tính năng mã hóa dữ liệu một cách dễ dàng cho doanh nghiệp. Khi bạn tạo các EBS volume, hệ thống sẽ tự động thiết lập một khóa chính mặc định, giúp các dữ liệu được mã hóa ngay từ lần đầu tiên.

5.2 Chụp và ghi nhanh bản sao dữ liệu (Snapshot tool)

Snapshot trong EBS là một tệp backup của EBS volume bất kỳ. Khi doanh nghiệp chụp và ghi bản sao dữ liệu – chúng sẽ được lưu trữ tự động trên hệ thống Amazon S3.

5.3 Khả năng thay đổi vị trí địa lý (change geographical location)

Với EBS, doanh nghiệp có thể nhân bản và ghi nhanh bản sao của các file chụp và dữ liệu, cũng như tạo các tài nguyên/dữ liệu ở nhiều vị trí khác nhau. 

6. Amazon DynamoDB

Amazon DynamoDB là giải pháp cơ sở dữ liệu NoSQL toàn phần, mang đến cho doanh nghiệp khả năng dự đoán và xử lý dữ liệu nhanh hơn.

6.1 Quản lý cơ sở dữ liệu NoSQL (NoSQL database management)

Được thiết kế đặc biệt để xử lý khối lượng công việc lớn với độ trễ thấp, DynamoDB là giúp doanh nghiệp tối ưu hóa khả năng lưu trữ và truy vấn dữ liệu một cách dễ dàng.

6.2 Ứng dụng di động và ứng dụng web (mobile and web applications)

DynamoDB là sự lựa chọn tuyệt vời cho các ứng dụng web/di động cần xử lý các yêu cầu truy cập dữ liệu và phản hồi nhanh chóng. Khả năng tự động mở rộng quy mô của DynamoDB luôn đảm bảo hệ thống hoạt động của doanh nghiệp luôn ổn định, ngay cả khi số lượng người dùng tăng cao.

6.3 Ứng dụng trò chơi (gaming applications)

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng game đang sử dụng Amazon DynamoDB để lưu trữ và truy xuất dữ liệu của người chơi. Đồng thời, nâng cao khả năng quản lý bảng xếp hạng và hỗ trợ các hoạt động tương tác trong thời gian thực.

7. Amazon ECS

Amazon ECS (Amazon Elastic Container Service) là dịch vụ điều phối bộ chứa được quản lý toàn phần, cho phép doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô hoạt động trong bộ chứa theo nhu cầu.

cloud engineer la gi lam the nao de tro thanh cloud engineer gioi 2

7.1 Triển khai ứng dụng trong bộ chứa (containerized application deployment)

Với ECS, doanh nghiệp có thể tối giản quy trình triển khai các ứng dụng trong bộ chứa. Đồng thời ECS còn cung cấp khả năng mở rộng và cơ sở hạ tầng được quản lý, giúp doanh nghiệp có thể vận hành trơn tru các bộ chứa, mà không quản lý dạng cụm theo cách thủ công.

7.2 Kiến trúc vi dịch vụ (microservices architecture)

Amazon ECS phù hợp với những doanh nghiệp cần triển khai kiến trúc vi dịch vụ, có thể phân loại ứng dụng thành các nhóm dịch vụ nhỏ hơn theo một cách độc lập.

7.3 Triển khai đám mây kết hợp (hybrid cloud deployments)

ECS giúp doanh nghiệp chạy các bộ chứa trong cơ sở hạ tầng trên AWS và tại chỗ một cách liền mạch. Đồng thời, doanh nghiệp có thể triển khai dữ liệu trên đám mây kết hợp với Hybrid cloud dễ dàng hơn.

8. Amazon CloudFormation

AWS CloudFormation là công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp xác định, vận hành và quản lý cơ sở hạ tầng dưới dạng mã (IaC). Dịch vụ này còn cho phép doanh nghiệp tự động hóa các hoạt động liên quan đến việc triển khai và cấu hình tài nguyên.

8.1 Tự động hóa triển khai cơ sở hạ tầng (infrastructure deployment automation)

Với CloudFormation, doanh nghiệp có thể xác định IaC của mình, và tối ưu quy trình triển khai chúng. Điều này giúp giảm thiểu các lỗi sai và đảm bảo sự nhất quán khi thực hiện theo cách thủ công.

8.2 Quản lý các ngăn phân chia ứng dụng (application stack management)

Doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm và quản lý các ngăn phân chia những ứng dụng phức tạp, bao gồm những tài nguyên AWS khác nhau.

8.3 Cơ sở hạ tầng dưới dạng mã (IaC – Infrastructure as Code)

Amazon CloudFormation cho phép các doanh nghiệp thay đổi cơ sở hạ tầng thành mã nguồn để kiểm soát các phiên bản, thử nghiệm và triển khai chúng một cách dễ dàng hơn.

9. Amazon IoT

Amazon IoT (Amazon Internet of Things) là một dịch vụ hỗ trợ việc phát triển và quản lý các ứng dụng IoT. Ngoài ra, dịch vụ này cũng cung cấp các giải pháp bảo mật và mở rộng để quản lý việc kết nối, giám sát, phân tích dữ liệu và quản lý các thiết bị IoT một cách hiệu quả.

9.1 Tự động hóa nhà thông minh (intelligent home automation)

Amazon IoT giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng các hệ thống nhà thông minh tự động. Đặc biệt, nó cung cấp tính năng kết nối an toàn cho các thiết bị, cho phép trao đổi dữ liệu và phản hồi sự kiện trong thời gian thực.

9.2 Ứng dụng IoT công nghiệp (industrial IoT applications)

Amazon IoT cung cấp những giải pháp độc đáo và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp. IoT giúp doanh nghiệp thực hiện giám sát theo thời gian thực, dự báo, bảo trì và quản lý thiết bị từ xa một cách dễ dàng và hiệu quả.

9.3 Giải pháp phương tiện được kết nối (connected vehicle solutions)

Doanh nghiệp có thể tạo ra các giải pháp phương tiện kết nối – cho phép cả nhà sản xuất và người điều hành phương tiện, thu thập và phân tích dữ liệu từ xa. Từ đó, tối ưu hóa các hoạt động và nâng cao mức độ an toàn một cách đáng kể.

10. Amazon SNS

Amazon SNS (Amazon Simple Notification Service) là dịch vụ nhắn tin không đồng bộ, và được quản lý hoàn toàn.  Doanh nghiệp có thể gửi thông báo đến người dùng đã đăng ký hoặc các hệ thống phân tán khác. Với tính linh hoạt và khả năng tích hợp dễ dàng, Amazon SNS là một công cụ mạnh mẽ để đảm bảo việc truyền tải thông tin hiệu quả và đáng tin cậy.

10.1 Các thông báo đẩy trên thiết bị di động (mobile push notifications)

Amazon SNS cho phép doanh nghiệp gửi những thông báo đẩy khác nhau đến các thiết bị di động của người dùng. Dịch vụ này hỗ trợ thông báo đẩy trên nhiều nền tảng, bao gồm iOS, Android và Kindle Fire.

10.2 Thông báo qua email (email notifications)

Amazon SNS cho phép doanh nghiệp gửi thông báo qua email đến các thiết bị di động của người dùng trên nhiều nền tảng khác nhau, như: iOS, Android và Kindle Fire.

10.3 Giám sát ứng dụng (application monitoring)

Khi tích hợp Amazon SNS với các công cụ giám sát, doanh nghiệp có thể nhận được thông báo về tình trạng và hiệu suất hoạt động từ các ứng dụng của mình.

11. Amazon Redshift

Amazon Redshift là giải pháp lưu trữ dữ liệu tiên tiến, với tính năng mở rộng linh hoạt và phân tích nhanh chóng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tối ưu thời gian và chi phí khi phân tích khối dữ liệu lớn.

11.1 Kho lưu trữ dữ liệu (data warehousing)

Amazon Redshift được tối ưu hóa đặc biệt để xử lý công việc phân tích trực tuyến (OLAP). Điều này cho phép doanh nghiệp phân tích khối lượng lớn dữ liệu một cách chuyên sâu để triển khai các chiến lược khách hàng một cách hiệu quả.

11.2 Business Intelligence (BI)

Amazon Redshift được tích hợp liền mạch với các công cụ Business Intelligence hàng đầu hiện nay. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm và thu thập thông tin nhanh hơn.

11.3 Phân tích bảng tổng hợp đo lường các yếu tố (log analysis)

Với Redshift, doanh nghiệp có thể phân tích các bảng tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, để tìm kiếm những insights có giá trị cao nhất cho khách hàng. 

Đưa doanh nghiệp của bạn lên đỉnh cao với AWS Cloud Migration!

Renova Cloud là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực Điện toán đám mây AWS tại Việt Nam. Nổi bật là dịch vụ AWS Cloud Migration – mang đến các giải pháp chuyển đổi số linh hoạt, an toàn và hiệu quả. Chúng tôi cam kết giúp doanh nghiệp của bạn không chỉ bắt kịp xu hướng mới, mà còn “hạ gục” các đối thủ cạnh tranh.

cloud engineer la gi lam the nao de tro thanh cloud engineer gioi 3

Sự uy tín của Renova Cloud được thể hiện qua việc đạt được chứng chỉ AWS Migration Competency và thành công trong việc triển khai hơn 50 dự án di chuyển từ môi trường on-premises lên nền tảng AWS.

Một trong những dự án ấn tượng nhất mà Renova Cloud đã thực hiện là sự hợp tác và đồng hành cùng Vietcetera. Bạn có thể đọc bài viết này để khám phá những thông tin hấp dẫn:

  • Những thách thức mà Vietcetera phải đối mặt; và nhu cầu của họ.
  • Giải pháp xử lý đặc biệt của Renova Cloud đã triển khai hệ thống của Vietcetera trên AWS.
  • Lợi ích tuyệt vời mà Vietcetera nhận được sau khi sử dụng dịch vụ AWS Cloud Migration.

Đừng bỏ lỡ cơ hội nâng tầm doanh nghiệp của bạn từ Renova Cloud! Đăng ký tư vấn tại đây – đội ngũ chuyên viên sẽ hỗ trợ ngay nhé!