AWS LAMBDA LÀ GÌ? TÌM HIỂU TỪ A-Z CHỈ TRONG 5P!

AWS Lambda là gì? Tìm hiểu từ A-Z chỉ trong 5p!

Thế giới công nghệ đám mây không ngừng thay đổi và phát triển, AWS Lambda nổi bật như một giải pháp lập trình mạnh mẽ, mang đến những giải pháp IT mới cho các nhà phát triển và doanh nghiệp. 

Để hiểu rõ “AWS Lambda là gì”, bạn hãy theo dõi bài viết của Renova Cloud – để được giải đáp chi tiết từ định nghĩa cơ bản đến những ứng dụng nổi bật, đặc biệt là cách thức AWS Lambda đang thay đổi bức tranh công nghệ hiện đại ngày nay! 

AWS Lambda là gì?

AWS Lambda là một dịch vụ điện toán phi máy chủ (serverless), và hoạt động theo mô hình FaaS. Sử dụng dịch vụ này, các doanh nghiệp không cần quan tâm đến việc quản lý cơ sở hạ tầng.  Lambda tự động thực thi các đoạn code được chỉ định khi cần thiết, cho phép các lập trình viên tập trung vào việc nâng cao chất lượng và chức năng của ứng dụng mà họ đang phát triển, thay vì lo lắng về các vấn đề hệ thống phức tạp.

Cách thức hoạt động của AWS Lambda là gì?

Dịch vụ này hoạt động theo hình thức “event-driven” – nghĩa là các sự kiện sẽ kích hoạt AWS Lambda để thực hiện những tác vụ cần thiết. Người dùng có thể kích hoạt Lambda thông qua hơn 200 dịch vụ của AWS hoặc gọi trực tiếp tới Lambda, và chỉ cần thanh toán khi Lambda được kích hoạt.

Nên sử dụng AWS Lambda khi nào?

AWS Lambda là nền tảng tính toán lý tưởng cho nhiều ứng dụng, nhờ vào khả năng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình đa dạng gồm: Node.js, Go, PowerShell, Java, Python, C#, Ruby. 

Khi sử dụng Lambda, bạn chỉ cần tập trung vào phát triển mã nguồn – những công việc còn lại như CPU, quản lý cân bằng bộ nhớ và các tài nguyên khác sẽ do AWS đảm nhiệm.  Dịch vụ này có thể thực hiện các công việc với yêu cầu phức tạp bao gồm: deploy code, lập dự phòng, theo dõi tài nguyên và bảo mật. Đồng nghĩa, sẽ hạn chế khả năng tùy chỉnh tài nguyên trong quá trình chạy.

Ngoài ra, Lambda cũng cung cấp dịch vụ EC2 (Amazon Elastic Compute Cloud) – cho phép người dùng có thể can thiệp vào những phần này và chủ động quản lý các tài nguyên khác (như bộ nhớ, mạng và bảo mật). Tuy nhiên, người dùng phải tự quản lý hiệu năng và theo dõi các tài nguyên của mình. Bên cạnh đó, AWS cũng cung cấp dịch vụ Elastic Beanstalk, giúp người dùng dễ dàng triển khai và mở rộng các ứng dụng trên EC2.

Các tính năng chính của AWS Lambda

Là một dịch vụ Điện toán phi máy chủ hàng đầu hiện nay, AWS Lambda cung cấp cho người dùng 19 tính năng quan trọng sau:

1. Mở rộng các dịch vụ AWS khác bằng logic tùy chỉnh

AWS Lambda cung cấp khả năng logic tùy chỉnh xử lý dữ liệu từ các tài nguyên AWS như Amazon S3 và DynamoDB. Do đó, người dùng có thể áp dụng xử lý dữ liệu một cách tự động khi tải hoặc di chuyển dữ liệu trong môi trường đám mây.

Quá trình triển khai AWS Lambda khá đơn giản: 

  • Bước 1: Bạn chỉ cần tải mã lên hoặc tạo trực tiếp từ giao diện người dùng của Lambda – sau đó  chọn bộ nhớ, thời gian timeout và thiết lập vai trò của AWS IAM.
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn tài nguyên AWS cần liên kết với hàm Lambda, chẳng hạn như Amazon S3, Amazon Kinesis hay DynamoDB. 
  • Bước 3: Khi tài nguyên thay đổi, Lambda sẽ tự động kích hoạt hàm của bạn – đảm bảo xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả, phù hợp với các yêu cầu trong môi trường đám mây.

2. Xây dựng dịch vụ backend tùy chỉnh

AWS Lambda cho phép người dùng tạo các dịch vụ backend mới, và kích hoạt chúng dựa trên yêu cầu thực tế. Đồng thời, bạn có thể sử dụng Lambda API hoặc API Gateway để xây dựng điểm cuối API tùy chỉnh.

Ưu điểm nổi bật của AWS Lambda là khả năng xử lý sự kiện tùy chỉnh, giảm thiểu sự phụ thuộc vào ứng dụng khách. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng pin và mang lại hiệu quả cao trong quản lý hệ thống cũng như tăng cường trải nghiệm người dùng.

3. Sử dụng mã của chính bạn

Bạn không cần học thêm các ngôn ngữ, cách sử dụng công cụ hay khung lập trình mới. Với Lambda, bạn có thể tích hợp thư viện bên thứ ba, kể cả những thư viện thuần vào các dự án của mình. Ngoài ra, bạn dễ dàng đóng gói mã bất kỳ (bao gồm thư viện, khung, SDK…) dưới dạng Lớp Lambda. Điều này giúp bạn quản lý và chia sẻ mã giữa các hàm một cách hiệu quả. 

Ngoài việc hỗ trợ nhiều ngôn ngữ phổ biến (Renova Cloud đã nêu ở trên), AWS Lambda cung cung cấp API Runtime – cho phép người dùng linh hoạt sử dụng bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào khác để tạo hàm.

4. Tự động hóa công tác quản trị

AWS Lambda hỗ trợ quản lý cơ sở hạ tầng và và vận hành mã trên  nền tảng đám mây an toàn, giúp người dùng tập trung vào việc phát triển các dịch vụ backend mạnh mẽ và sáng tạo.

Nỗi lo về việc cập nhật hệ điều hành (OS) hay mở rộng cơ sở hạ tầng khi nhu cầu tăng lên không còn là vấn đề, vì Lambda tự động thực hiện các công việc quản trị như: vá lỗi bảo mật, bảo trì hệ thống, cũng như cung cấp chức năng giám sát và ghi nhật ký thông qua Amazon CloudWatch. Điều này đảm bảo mã của bạn luôn được triển khai một cách an toàn và hiệu quả.

5. Tích hợp chức năng chịu lỗi

AWS Lambda đảm bảo tính ổn định của mã khi máy hoặc cơ sở trung tâm dữ liệu riêng lẻ gặp sự cố, bằng cách duy trì công suất điện toán trên nhiều Vùng sẵn sàng (AZ) trong từng Khu vực AWS.

AWS Lambda và các hàm chạy trên dịch vụ đều mang lại hiệu năng có thể dự đoán và đáng tin cậy. Lambda được thiết kế để đạt được độ sẵn sàng cao, không có thời gian bảo trì hoặc ngừng hoạt động theo lịch. Điều này đảm bảo mã của bạn hoạt động một cách liền mạch và ổn định.

6. Đóng gói và triển khai các hàm dưới dạng hình ảnh bộ chứa

Lambda hỗ trợ đóng gói và triển khai các hàm thông qua các công cụ hình ảnh bộ chứa, các phần phụ thuộc quen thuộc và luồng công việc. Ngoài ra, AWS Lambda còn cung cấp độ sẵn sàng cao, khả năng tự động điều chỉnh quy mô với thời gian khởi động chỉ vài mili giây (ms) và các phương thức thanh toán theo mức sử dụng. 

Hơn nữa, Lambda tích hợp mượt mà với hơn 200 dịch vụ AWS và ứng dụng phần mềm dưới dạng SaaS, mang lại sự linh hoạt và tính toàn diện cho các ứng dụng của bạn. Đặc biệt, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng một bộ công cụ duy nhất cho tất cả ứng dụng nằm trong bộ chứa của họ. Điều này, giúp tối giản các yêu cầu quản trị trung tâm, như bảo mật hoặc ký vào hình ảnh.

7. Tự động thay đổi quy mô

Lambda hỗ trợ gọi mã của bạn (với số lượng không giới hạn) ngay khi cần và tự động thay đổi quy mô linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu đến, trong thời gian chỉ vài ms cho một sự kiện. Vì tính năng tự động này, nên hiệu năng của Lambda luôn duy trì ở mức cao, đặc biệt khi tần suất các sự kiện tăng lên. Do mã của bạn không có trạng thái, nên Lambda sẽ khởi động số lượng phiên bản dựa trên yêu cầu. Điều này giúp giảm thiểu thời gian triển khai cũng như mức độ chậm trễ trong việc định cấu hình.

8. Kết nối với cơ sở dữ liệu quan hệ

RDS Proxy theo dõi và quản lý hàng nghìn kết nối với cơ sở dữ liệu quan hệ, giúp người dùng có thể xây dựng các ứng dụng phi máy chủ dễ dàng thông qua bảng điều khiển Lambda hoặc Amazon RDS. Đồng thời, có thể tương tác với cơ sở dữ liệu an toàn, ổn định và quy mô cực kỳ linh hoạt.

aws lambda la gi tim hieu tu a z chi trong 5p 1

RDS Proxy giúp người dùng dễ dàng quản lý hàng nghìn kết nối với cơ sở dữ liệu quan hệ

9. Kiểm soát chi tiết hiệu năng

Provisioned Concurrency (Tính đồng thời được cung cấp) cho phép người dùng quản lý hiệu năng của các ứng dụng phi máy chủ tốt hơn. Khi Provisioned Concurrency được bật, sẽ đảm bảo tính sẵn sàng cao và duy trì khởi tạo chỉ từ 10 – 99ms cho các hàm của bạn. Có thể thấy tính năng này cực kỳ phù hợp với những ứng dụng Lambda cần kiểm soát nghiêm ngặt trong thời gian hàm khởi chạy. 

Đồng thời, Provisioned Concurrency mang lại nhiều ưu điểm nổi bật khác như: điều chỉnh tính đồng thời, dễ dàng cấu hình, mở rộng/thu hẹp quy mô, tắt hoàn toàn…Việc sử dụng Provisioned Concurrency sẽ giúp các ứng dụng đòi hỏi cao về độ trễ đạt được hiệu năng nhất quán, mà không cần thay đổi mã hoặc quản lý tài nguyên điện toán.

10. Kết với đến các hệ thống tệp được chia sẻ

Dịch vụ EFS for Lambda cho phép người dùng có thể đọc, ghi và lưu trữ lượng dữ liệu “khổng lồ” với độ trễ thấp mà vẫn đảm bảo an toàn cao ở mọi quy mô.  Vì không cần ghi lại mã và tải dữ liệu về kho lưu trữ tạm thời, bạn có thể tối ưu thời gian và đơn giản hóa mã để tập trung vào logic kinh doanh của mình. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ tệp giữa các ứng dụng hay các phiên bản  phi máy chủ dựa trên bộ chứa, thậm chí là chạy cả suy luận máy học (ML).

11. Chạy mã để phản hồi các yêu cầu của Amazon CloudFront

Tính năng Lambda@Edge cho phép các mã của bạn được chạy tại nhiều vị trí của AWS trên toàn cầu để đáp ứng các yêu cầu của Amazon CloudFront.

Ví dụ: Yêu cầu nội dung từ trình xem gốc và máy chủ. Điều này giúp bạn cung cấp nội dung được cá nhân hóa cao hơn, và độ trễ thấp hơn cho người dùng cuối. 

12. Điều phối đa hàm

AWS Step Functions hỗ trợ người dùng xây dựng luồng công việc ổn định, để điều phối hàm Lambda cho các tác vụ yêu cầu thời gian chạy dài và phức tạp. Với tính năng này, bạn có thể xác định những công việc sẽ kích hoạt bộ hàm Lambda thông qua các bước triển khai theo trình tự, phân nhánh, song song và xử lý lỗi. Nhờ vậy, bạn dễ dàng xây dựng các tiến trình có thời gian chạy dài và có trạng thái cho các ứng dụng và thiết bị backend.

13. Tích hợp mô hình bảo mật

AWS Lambda có tích hợp sẵn Bộ phát triển phần mềm (SDK), khi kết hợp với AWS Identity and Access Management (IAM) mang đến độ bảo mật cao nhất khi truy cập mã vào các dịch vụ AWS. Các mã của bạn sẽ chạy mặc định trong Amazon Virtual Private Cloud (VPC). Bạn có thể tùy chọn cấu hình truy cập tài nguyên cho Lambda dựa trên VPC của mình. Điều này giúp bạn tận dụng danh sách kiểm soát truy cập mạng tùy chỉnh và các nhóm bảo mật riêng tư.

14. Kiểm soát tính toàn vẹn và tin cậy

Code Signing (Ký mã) dành cho Lambda đảm bảo rằng chỉ có mã lệnh chính thức, được các nhà phát triển phê duyệt và áp dụng trong hàm Lambda của bạn. Quy trình này bao gồm việc tạo và sử dụng mã ký số, cùng với cấu hình cho các hàm Lambda để kiểm tra và xác thực các chữ ký khi triển khai.  Nhờ đó, quá trình phát triển ứng dụng diễn ra nhanh chóng và linh hoạt, mà vẫn đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật nghiêm ngặt.

15. Phương thức thanh toán linh hoạt

Với dịch vụ AWS Lambda, bạn chỉ thanh toán cho thời gian sử dụng dựa trên thời gian thực, không phải cho đơn vị máy chủ. Đồng nghĩa, bạn chỉ trả tiền dựa trên số lượng yêu cầu và thời lượng cần thiết để chạy mã, tính theo ms. Sự linh hoạt này đảm bảo hiệu quả chi phí, dù ứng dụng của bạn chỉ nhận một vài yêu cầu mỗi ngày hay hàng nghìn yêu cầu mỗi giây.  Với tính năng Provisioned Concurrency, bạn có quyền kiểm soát và tối ưu hóa chi phí cho dung lượng và thời gian được cấu hình. 

aws lambda la gi tim hieu tu a z chi trong 5p 2

Khi sử dụng AWS Lambda, bạn chỉ thanh toán cho thời gian sử dụng thực tế

16. Mô hình tài nguyên linh hoạt

Bạn chỉ cần xác định dung lượng bộ nhớ muốn phân bổ cho hàm – AWS Lambda sẽ tự động điều chỉnh công suất CPU, băng thông mạng, cùng hiệu suất đọc/ghi (I/O) ổ cứng phù hợp.

17. Dễ dàng tích hợp Lambda với các công cụ vận hành

Tiện ích mở rộng của AWS Lambda giúp bạn dễ dàng tích hợp với các công cụ yêu thích, từ giám sát đến quản trị và bảo mật. Trong môi trường thực thi an toàn và độc lập, Lambda không chỉ chạy mã của bạn – mà còn cho phép các tiện ích mở rộng hoạt động cùng lúc, tăng cường tính năng quản lý.

Những tiện ích này có khả năng truy cập API phép đo từ xa của Lambda, giúp thu thập thông tin quan trọng như bản ghi, dấu vết và chỉ số, sau đó chuyển tiếp chúng đến điểm đích mà bạn chọn. Hơn nữa, bạn có thể tích hợp các tác tử bảo mật với Lambda thông qua các tiện ích mở rộng. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí, mà không ảnh hưởng đến hiệu năng các hàm của bạn.

18. Các hàm do Graviton 2 giúp tối ưu chi phí tới 34%

AWS tự thiết kế kiến trúc bộ xử lý Arm cho các hàm Lambda trên Graviton 2, mang đến hiệu quả chi phí vượt trội tới 34% so với x86. Giải pháp này phù hợp với những khối lượng công việc phi máy chủ, gồm: phần phụ trợ, xử lý dữ liệu trên website hoặc thiết bị di động.

Graviton 2 không chỉ giảm độ trễ mà còn tăng hiệu suất lên tới 19%. Điều này giúp giảm chi phí xuống 20% và mang lại năng lượng cao nhất tại AWS. Sử dụng Graviton 2, bạn có thể nâng cao hiệu quả cho các ứng dụng phi máy chủ quan trọng một cách đáng kể.

19. Khả năng quan sát và giám sát

Lambda tích hợp với các dịch vụ AWS khác để tăng cường việc giám sát các hàm Lambda cho người dùng. Đồng thời, Lambda sẽ tự động gửi dấu vết dữ liệu đến AWS X-Ray (nếu bật tính năng truy dấu cho hàm), gửi báo cáo chỉ số đến Chỉ số Amazon CloudWatch và gửi báo cáo bản ghi đến Bản ghi Amazon CloudWatch.

Ngoài ra, Lambda cung cấp sự linh hoạt tối ưu trong quản lý bản ghi nâng cao như: 

  • Lọc bản ghi mà không cần chỉnh sửa mã.
  • Thu thập bản ghi gốc của Lambda dưới dạng JSON có cấu trúc.
  • Tự do tùy chỉnh nhóm bản ghi trong Amazon CloudWatch mà Lambda gửi đến. 

Nhờ vậy, bạn có thể kiểm soát cách thu thập, xử lý và sử dụng dữ liệu từ các hàm Lambda một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, tính năng Thông tin chuyên sâu của Amazon CloudWatch Lambda giúp bạn thu thập thông tin chi tiết về hiệu năng cho các hàm Lambda. Hơn nữa, bạn có thể dễ dàng kết nối với các công cụ giám sát từ nhà cung cấp thông qua các tiện ích mở rộng Lambda.

9 Ứng dụng nổi bật của AWS Lambda

Dưới đây là 9 khía cạnh nổi bật trong việc ứng dụng AWS Lambda:

1. Web Backend

Lambda cũng đóng vai trò là một back-end để xử lý các yêu cầu từ front-end, và scale linh hoạt tùy theo số lượng yêu cầu.

aws lambda la gi tim hieu tu a z chi trong 5p 3

AWS Lambda có thể được dùng để xử lý các yêu cầu của trang web

2. Cron job

Không cần phải cài đặt và thiết lập cron job trên server, người dùng có thể kết hợp Amazon Event Bridge và AWS Lambda để tạo các cron job trên AWS.

3. IoT Backend

Giống như hình thức xử lý streaming data, khi tích hợp Lambda với Amazon Kinesis sẽ hỗ trợ xử lý các dữ liệu được gửi từ các thiết bị IoT để thực hiện các công việc cần thiết.

4. Mobile Backend

Người dùng có thể tích hợp Amazon API Gateway và AWS Lambda để làm back-end xử lý các yêu cầu từ thiết bị di động hiệu quả và nhanh chóng.

5. Xử lý streaming data

Với những ứng dụng có traffic lớn, dịch vụ AWS Lambda và Amazon Kinesis Stream sẽ hỗ trợ xử lý các dữ liệu thời gian thực. 

Đồng thời, Lambda giúp người dùng theo dõi các hoạt động (application activity tracking) hay các nghiên cứu các dữ liệu thời gian thực từ nhiều nguồn data khác nhau như: Payment transactions, IT logs, Location based tracking, Social media timeline hay Website clickstream.

aws lambda la gi tim hieu tu a z chi trong 5p 4

AWS Lambda được sử dụng để xử lý streaming data

6. Xử lý tập tin

Dựa trên một ví dụ cụ thể để bạn dễ dàng hình dung: Khi tải hình ảnh lên S3 bucket, hệ thống tự động khởi chạy AWS Lambda. Quy trình này không chỉ đơn thuần là lưu trữ hình ảnh, mà còn điều chỉnh độ phân giải và lưu chúng vào một bucket khác.

aws lambda la gi tim hieu tu a z chi trong 5p 5

AWS Lambda có khả năng tự động kích hoạt để xử lý các tập tin do người dùng tải lên

7. Chạy các backend web và di động tương tác

Kết hợp Lambda với các dịch vụ AWS khác, có thể giúp tăng cường trải nghiệm trực tuyến mượt, ổn định, bảo mật cao và có thể thay đổi quy mô linh hoạt.

8. Hỗ trợ thông tin chuyên sâu mạnh mẽ về ML

Việc xử lý dữ liệu trước khi đưa vào mô hình máy học (ML) là bước cực kỳ quan trọng. Kết hợp AWS Lambda với Amazon Elastic File System (EFS), giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng, linh hoạt và tự  động hóa việc quản lý dữ liệu hiệu quả. 

9. Tạo các ứng dụng theo định hướng sự kiện

Việc này giúp tối ưu hóa tương tác giữa các thiết bị độc lập. Đồng thời, giảm thiểu chi phí bằng cách vận hành các ứng dụng chỉ khởi chạy trong thời gian nhu cầu đạt mức tối đa – mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao, không gây lãng phí tài nguyên hay xảy ra sự cố ngoài mong đợi.

Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ “AWS Lambda là gì” cũng như thấy được tiềm năng mạnh mẽ mà dịch vụ này mang lại. Để khai thác tối đa lợi ích từ AWS Lambda, việc chọn lựa một đối tác công nghệ uy tín và có kinh nghiệm là cực kỳ quan trọng. 

Renova Cloud tự hào là đối tác hàng đầu của AWS tại Việt Nam, mang đến cho khách hàng những giải pháp AWS chuyên nghiệp và tối ưu nhất. Với đội ngũ chuyên gia am hiểu sâu sắc về hệ thống AWS, và đã triển khai thành công cho nhiều dự án lớn, chẳng hạn là dự án Công ty Cổ phần Minh Việt Quốc tế (IMV), với phương pháp triển khai như sau:

  • Thách thức gặp phải: IMV phải đối mặt với dữ liệu rời rạc từ nhiều nguồn như Cơ sở dữ liệu Oracle trên AWS và các bảng tính phức tạp, gây khó khăn trong việc tổng hợp và truy cập dữ liệu thống nhất. Ngoài ra, quy trình báo cáo thủ công, làm tăng rủi ro sai sót và hao tổn nguồn lực sử dụng. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng lỗi thời không đáp ứng được nhu cầu mở rộng và phân tích dữ liệu, khiến việc đưa ra quyết định kịp thời trở nên khó khăn – ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và khả năng cạnh tranh trên thị trường. 
  • Giải pháp từ Renova Cloud: Để giải quyết các thách thức của IMV một cách toàn diện, Renova Cloud đã xây dựng Hồ chứa dữ liệu để dễ dàng lưu trữ và xử lý toàn bộ dữ liệu, đồng thời chuyển đổi chúng thành báo cáo PowerBI thông minh. Điều này giúp IMV có thể nhanh chóng tìm kiếm, xem xét dữ liệu và đưa ra quyết định đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, Renova Cloud đã đề xuất giải pháp Amazon S3 để lưu trữ dữ liệu hiệu quả; AWS Glue để quản lý dữ liệu linh hoạt cho quá trình Trích xuất – Chuyển đổi – Tải (ETL) và  Amazon Athena để truy vấn dữ liệu cần thiết cho các công cụ BI. Cùng với việc sử dụng  AWS Glue Data Catalog – giúp  IMV có thể quản lý danh mục và tích hợp các dịch vụ AWS tốt hơn.

Renova Cloud tự tin giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững trong môi trường công nghệ số hóa không ngừng đổi mới. Liên hệ ngay để được tư vấn và trải nghiệm các dịch vụ AWS hàng đầu nhé!