Trong kỷ nguyên số hóa, thông tin trở thành một nguồn lực quý giá. Mỗi ngày, hàng triệu dữ liệu được sản xuất và lưu trữ, nhưng câu hỏi đặt ra: Làm thế nào để quản lý và trích xuất giá trị từ lượng thông tin khổng lồ này? Đáp án chính Kho dữ liệu.

Vậy, Kho dữ liệu là gì? Đối với những người mới bước chân vào nghề, để thực sự hiểu rõ về Kho dữ liệu là điều không hề dễ dàng. Hãy cùng Renova Cloud khám phá bức tranh tổng quan về Kho dữ liệu -“chìa khóa” quan trọng giúp doanh nghiệp bạn phát triển mạnh mẽ trong thời đại số.

Kho dữ liệu là gì?

Kho dữ liệu (Data Warehouse – DW) là một hệ thống tổng hợp tất cả dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau vào một Kho dữ liệu nhất quán để hỗ trợ phân tích và khai thác dữ liệu. DW cho phép người dùng thực hiện các phân tích chuyên sâu dựa trên khối lượng lớn dữ liệu lịch sử đã lưu trữ.

Kho dữ liệu là một phần quan trọng trong giải pháp kinh doanh thông minh (BI) ngày nay, giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu suất hoạt động kinh doanh thông qua việc so sánh dữ liệu được hợp nhất từ nhiều nguồn khác nhau, và được thiết kế để đáp ứng cho các câu hỏi, phân tích dữ liệu có nguồn gốc từ các nguồn giao dịch.

kho dữ liệu là gì
Kho dữ liệu là một hệ thống được thiết kế để lưu trữ, thu thập, quản lý và truy xuất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau

>> Bài viết liên quan:

Hiểu rõ Data warehouse là gì chỉ trong 5 phút!

Greenfeed – giải pháp tối ưu hóa dữ liệu với AWS

Ví dụ về một Công ty sản xuất thiết bị tập thể dục:

Sản phẩm hiện đang bán chạy nhất là Xe đạp cố định. Chính vì thế, hãng đã cân nhắc về việc mở rộng dòng sản phẩm này thông qua một chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ để tăng cường quảng bá và hỗ trợ bán hàng.

Họ sử dụng Kho dữ liệu để nghiên cứu và nhu cầu và sở thích của các khách hàng hiện tại. Thông qua đó, họ xác định được nhóm khách hàng mục tiêu là những phụ nữ trên 50 tuổi và nam giới dưới 35 tuổi.

Đồng thời, họ có thể tìm hiểu chi tiết về các cửa hàng bán lẻ (đối thủ) có doanh số cao nhất và vị trí tọa lạc. Ngoài ra, họ có thể xem các kết quả khả sát nội bộ để tìm hiểu về những gì khách hàng yêu thích và không yêu thích về sản phẩm của mình.

Đây là những thông tin quan trọng giúp Công ty xác định rõ: Họ cần sản xuất sản phẩm mới và lựa chọn phương thức tiếp thị/quảng cáo nào có thể đem lại kết quả tốt nhất.

1. OLAP và OLTP trong Kho dữ liệu là gì?

  • OLAP (Xử lý phân tích trực tuyến):

Là một phương pháp giúp người dùng truy xuất thông tin từ Kho dữ liệu một cách trực quan và đa chiều. Thay vì xem dữ liệu dưới dạng bảng truyền thống, OLAP cho phép người dùng xem và phân tích dữ liệu từ nhiều góc độ và mức độ chi tiết khác nhau, tạo ra một cái nhìn sâu rộng về dữ liệu.

Tưởng tượng bạn đang nhìn vào một khối lập phương dữ liệu – có thể xoay, lật, và phóng đại nó để nhìn sâu vào từng chi tiết. Đó chính là sức mạnh của OLAP trong Kho dữ liệu – mang lại khả năng phân tích đa chiều và trải nghiệm trực quan cho người dùng.

Các ứng dụng phổ biến của OLAP bao gồm khai thác dữ liệu, phân tích phức tạp và chức năng báo cáo kinh doanh như phân tích tài chính, lập ngân sách và lập kế hoạch dự báo.

  • OLTP (Xử lý giao dịch trực tuyến):

Được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng giao dịch nhanh chóng và chính xác nhất có thể. OLTP đảm bảo mỗi giao dịch được thực hiện một cách an toàn, cập nhật liên tục và đồng bộ trong Kho dữ liệu.

Chính vì thế, hệ thống này được ứng dụng phổ biến trong ATM, phần mềm thương mại điện tử, xử lý thanh toán bằng thẻ tín dụng, đặt chỗ trực tuyến, hệ thống đặt chỗ và công cụ lưu trữ hồ sơ..

2. SQL có phải là một Kho dữ liệu?

SQL (Ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc), là một loại ngôn ngữ máy tính được sử dụng để tạo, sửa và lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu (database) theo cách riêng biệt.

Ngôn ngữ này chứa một số mã lệnh như “update”, “insert” và “select”. SQL cũng được xem là ngôn ngữ tiêu chuẩn cho các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.

SQL là ngôn ngữ tiêu chuẩn cho các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ

3. Kho dữ liệu vs cơ sở dữ liệu: Sự khác biệt là gì?

Mặc dù hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau, nhưng vẫn có nhiều người nhầm lẫn. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa kho lưu trữ dữ liệu Data Warehouse và cơ sở dữ liệu:

  • Kho dữ liệu:

Thường có kích thước lớn, thậm chí bao gồm cả cơ sở dữ liệu. Hiểu đơn giản, Kho dữ liệu là một hệ thống dữ liệu khổng lồ được thiết kế với mục đích tối ưu hóa quy trình phân tích và báo cáo.

Kho dữ liệu tập hợp thông tin từ các nguồn đa dạng để sắp xếp, “làm sạch” để hỗ trợ các nhu cầu phân tích và truy vấn dữ liệu của người dùng.

  • Cơ sở dữ liệu:

Thường là một hệ thống, chương trình hoặc ứng dụng để chứa các dữ liệu trong một nguồn.

Lưu ý: Kho dữ liệu có thể lấy thông tin từ nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau (hoặc không lấy).

Kiến trúc Kho dữ liệu

Nhìn chung, một kho lưu trữ dữ liệu sẽ có kiến trúc gồm 3 tầng dưới đây:

  • Tầng trên cùng: Hiển thị một số loại giao diện người dùng ngoại vi hoặc công cụ báo cáo, cho phép người dùng cuối cùng tiến hành phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu kinh doanh của họ.
  • Tầng giữa: Chứa máy chủ OLAP, giúp truy vấn dữ liệu nhanh chóng. Đặc biệt sẽ gồm 3 loại mô hình OLAP gồm: ROLAP, MOLAP và HOLAP – tùy vào loại hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có mà sử dụng loại mô hình phù hợp.
  • Tầng dưới cùng: Bao gồm một máy chủ Kho dữ liệu, thường là hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ đóng vai trò thu thập, “làm sạch” và chuyển đổi dữ liệu từ nhiều nguồn thông qua một quy trình được gọi là Trích xuất, Chuyển đổi và Tải (ETL).

Các loại Kho dữ liệu

Hiện nay có 3 loại kho lưu trữ dữ liệu chính gồm:

1. Kho dữ liệu doanh nghiệp (EDW)

Là một dạng kho tập trung, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ quyết định theo nhu cầu của doanh nghiệp theo một cách tiếp cận nhất quán để tổ chức và biểu diễn dữ liệu. Ngoài ra, EDW còn cung cấp tính năng phân loại dữ liệu theo từng chủ đề và cấp quyền truy cập cho các bộ phận liên quan.

2. Kho dữ liệu vận hành (ODS)

Vận hành chính theo mục tiêu lưu trữ dữ liệu, ngay cả khi Kho dữ liệu và OLTP không hỗ trợ các nhu cầu xuất báo cáo của tổ chức. Đặc biệt, Kho dữ liệu trong ODS luôn được làm mới theo thời gian thực, nên được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động thường ngày như Lưu trữ hồ sơ nhân viên.

ODS được sử dụng phổ biến để Lưu trữ hồ sơ nhân viên trong công ty

3. Siêu thị dữ liệu

Đây là một tập hợp con của Kho dữ liệu, được thiết kế để phục vụ cho các ngành kinh doanh cần lưu trữ lượng lớn dữ liệu như tài chính hoặc bán hàng. Trong một trung tâm dữ liệu độc lập, tất cả thông tin có thể được lấy trực tiếp từ nhiều nguồn đa dạng.

Các giai đoạn chung sử dụng Kho dữ liệu

Dưới đây là 4 giai đoạn chung khi sử dụng Kho dữ liệu:

1. Cơ sở dữ liệu hoạt động ngoại tuyến

Đây là giai đoạn bắt đầu, tất cả dữ liệu được sao chép từ hệ điều hành sang máy chủ khác. Trong suốt quá trình tải, xử lý và báo cáo dữ liệu sẽ không ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ điều hành.

2. Kho dữ liệu ngoại tuyến

Tất cả dữ liệu trong kho được cập nhật liên tục từ cơ sở dữ liệu hoạt động – được ánh xạ và chuyển đổi nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng của người dùng.

3. Kho dữ liệu thời gian thực

Kho dữ liệu sẽ cập nhật ngay lập tức khi có bất kỳ giao dịch nào diễn ra trong cơ sở vận hành. Ví dụ là hệ thống đường sắt hoặc đặt vé máy bay.

4. Kho dữ liệu tích hợp

Kho dữ liệu cũng cập nhật liên tục khi có bất kỳ giao dịch nào được thực hiện, đồng thời tạo ra các giao dịch sau đó – được chuyển trở lại hệ thống vận hành.

Các mô hình biểu diễn của Kho dữ liệu

Kho dữ liệu có 3 mô hình biểu diễn chính – mỗi mô hình sẽ có ưu – nhược điểm riêng. Tùy theo quy mô hoạt động và nhu cầu kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn phương án phù hợp nhất. Cụ thể:

1. Mô hình chòm sao

Phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn. Các bảng thông số và bảng sự kiện liên kết với nhau tạo thành một đồ thị chi tiết. Mặc dù, doanh nghiệp có thể giảm số lượng bảng thông số cần dùng, nhưng mô hình này cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình phân tích và trích xuất dữ liệu.

Ví dụ, doanh nghiệp bạn có hệ thống bán hàng và giao hàng được thiết kế hoàn toàn tách biệt. Người quản lý sẽ lấy thông tin từ 2 nguồn này và ghi vào bảng thông số chung là Địa điểm.

Vì tính chất công việc khá phức tạp – đòi hỏi người dùng phải có kỹ năng, bám sát hướng dẫn, thấu hiểu tổ chức để đọc báo cáo số liệu chính xác.

2. Mô hình ngôi sao

Cấu tạo của mô hình này là một bảng sự kiện trung tâm, hứa thông tin bán hàng như: số lượng đơn bán ra, số tiền thu được và doanh số trung bình hàng tháng. Xung quanh là các bảng thông số khác là chi nhánh, mặt hàng, thời gian và địa điểm. Từng chủ đề được tạo sẽ hiển thị dưới dạng 1 hoặc nhiều ngôi sao.

Ưu điểm nổi bật của mô hình ngôi sao là tính năng truy vấn đơn giản và thời gian kiểm tra báo cao nhanh chóng. Tuy nhiên, số liệu lưu trữ trong mô hình này dễ bị trùng lặp và dư thừa thông số, gây lãng phí khó.

3. Mô hình bông tuyết

Là một biến thể khác, nhằm mục đích khắc phục các nhược điểm của mô hình ngôi sao. Mô hình bông tuyết giúp chuẩn hóa bảng thông số nhờ tính năng thêm vào nhiều thông số nhỏ hơn. Từng chủ đề sẽ được phân tích bằng 1 hoặc nhiều “bông tuyết”.

Mỗi “bông tuyết” đều được làm rõ và tránh trùng tình trạng lặp thông số, nhưng điều này lại làm mất đi ưu điểm của mô hình ngôi sao. Hơn nữa, vì phải liên kết đa chiều nên tốc độ xử lý dữ liệu sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Lợi ích khi sử dụng Kho dữ liệu

Kho dữ liệu mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích tuyệt vời sau:

1. Quản lý tập trung

Khi chuyển đổi số, doanh nghiệp phải xử lý lượng lớn dữ liệu từ nội bộ đến bến ngoài. Chính vì thế, Kho dữ liệu Data Warehouse trở thành công cụ quản lý thông tin nhất quán và khoa học, giúp người dùng tối ưu thời gian tìm kiếm, phân tích và truy vấn dữ liệu.

2. Nhất quán lưu trữ dữ liệu

Doanh nghiệp có thể loại bỏ các dữ liệu thừa và nhất quán hoạt động thu thập dữ liệu vào kho. Điều này giúp người dùng có thể tìm kiếm dữ liệu chính xác, giảm thiểu sai sót và nhầm lẫn thông tin. Bên cạnh đó, tính nhất quán cũng giúp cho quá trình đào tạo nhân viên mới diễn ra dễ dàng và nhanh hơn.

Tất cả dữ liệu sẽ được lưu trữ một cách nhất quán theo từng chủ đề nhằm đảm bảo khả năng truy vấn nhanh chóng và chính xác hơn

3. Tăng khả năng cạnh tranh

Nhà lãnh đạo và các nhà quản lý có thể phân tích chuyên sâu để tìm hiểu về những thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt thông qua Kho dữ liệu. Từ đó, ban lãnh đạo có thể đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, định hướng đúng phân khúc khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Kho dữ liệu hoạt động như thế nào?

Khi dữ liệu được thêm vào sẽ không thay đổi hoặc sửa đổi vì Kho dữ liệu vận hành các phân tích về dữ liệu lịch sử và tập trung thay đổi các dữ liệu theo thời gian thực. Tất cả dữ liệu trong kho phải được lưu trữ một cách an toàn, đáng tin cậy, dễ quản lý và truy xuất ngay khi cần.

Khi tạo một Kho dữ liệu, có một số bước nhất định mà bạn cần ghi nhớ:

  • Bước 1: Trích xuất dữ liệu từ nhiều điểm nguồn.
  • Bước 2: Sau khi dữ liệu được biên soạn sẽ trải qua quá trình “làm sạch”: xử lý để tìm lỗi và sửa hoặc loại bỏ (nếu cần thiết).
  • Bước 3: Dữ liệu được chuyển đổi từ định dạng cơ sở dữ liệu sang định dạng kho.
  • Bước 4: Sau khi lưu trữ, dữ liệu sẽ được sắp xếp và nhất quán theo từng chủ đề để người dùng dễ dàng điều phối và sử dụng.

Nhiều doanh nghiệp sử dụng Kho dữ liệu để nghiên cứu và khai thác thông tin nhằm cải thiện quy trình kinh doanh tốt hơn. Một hệ thống lưu trữ dữ liệu bài bản sẽ giúp các phòng ban trong công ty có thể truy cập và phân tích dữ liệu của nhau hiệu quả hơn.

Ai nên sử dụng Kho dữ liệu?

Thông qua những đặc điểm và ưu điểm của Kho dữ liệu đã chia sẻ ở trên, có thể nhận định DW là rất cần thiết cho các đối tượng người dùng như:

  • Người cần đưa ra quyết định dựa trên khối lượng dữ liệu khổng lồ.
  • Những doanh nghiệp có quy trình hoạt động phức tạp, cần sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.
  • Người muốn sử dụng công nghệ đơn giản để truy cập dữ liệu nhanh chóng.
  • Người muốn phân tích các mẫu dữ liệu để theo dõi các biến động của thị trường và tìm hiểu xu hướng khách hàng.
  • Người muốn khám phá “các mẫu ẩn” trong nhóm và luồng dữ liệu.
  • Người muốn cải thiện hiệu suất làm việc với lượng lớn dữ liệu cho các lưới, biểu đồ và báo cáo.

Công nghệ lưu trữ đám mây hàng đầu cho mọi doanh nghiệp tại Việt Nam

Thị trường kỹ thuật số tại Việt Nam ngày càng sôi động và phát triển, việc lựa chọn một giải pháp lưu trữ đám mây hiệu quả và tin cậy trở nên vô cùng quan trọng. Renoval Cloud mang đến một giải pháp lưu trữ đám mây toàn diện, được thiết kế đặc biệt để phù hợp với mọi nhu cầu của doanh nghiệp bạn.

Sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây của Renoval Cloud, bạn không chỉ sở hữu khoảng không gian lưu trữ mạnh mẽ và bảo mật, mà còn là một hệ thống được tối ưu hóa cho hiệu suất hoạt động và tính linh hoạt. Hãy tưởng tượng bạn có thể truy cập dữ liệu của mình bất kỳ lúc nào, với tốc độ truyền tải nhanh chóng và an toàn tuyệt đối.

Đừng để doanh nghiệp của bạn bị tụt hậu trong cuộc đua kỹ thuật số! Liên hệ ngay để khám phá những giải pháp lưu trữ đám mây hàng đầu từ Renoval Cloud nhé!