

AWS là gì? Toàn tập về Amazon Web Services cho người mới bắt đầu


Vu Anh
Marketing Associate
Mục lục
Bạn có thể tưởng tượng một doanh nghiệp không cần đầu tư máy chủ, không lo bảo trì hệ thống và có thể mở rộng gấp 10 lần chỉ sau vài cú click? Đó chính là những gì Amazon Web Services (AWS) mang lại.
Từ startup nhỏ đến tập đoàn lớn, hàng triệu tổ chức trên toàn cầu đang dựa vào AWS để triển khai ứng dụng, lưu trữ dữ liệu và tăng tốc quy trình vận hành.
Nếu bạn mới làm quen với công nghệ điện toán đám mây – bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ AWS là gì, cách hoạt động, và lý do vì sao nó lại trở thành lựa chọn hàng đầu cho hạ tầng công nghệ hiện nay.
AWS là gì?
Amazon Web Services (AWS) là một công ty con của Amazon, chuyên cung cấp các nền tảng điện toán đám mây theo yêu cầu cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức chính phủ trên toàn cầu.
Được ra mắt chính thức vào năm 2006, AWS là một trong những đơn vị tiên phong định hình và cung cấp mô hình Cơ sở hạ tầng dưới dạng Dịch vụ (Infrastructure as a Service – IaaS).
AWS cho phép người dùng truy cập và thuê các tài nguyên công nghệ như Khả năng tính toán, Không gian lưu trữ và Cơ sở dữ liệu khi cần thiết, thay vì phải đầu tư và quản lý các trung tâm dữ liệu vật lý.
Nền tảng này cung cấp một danh mục dịch vụ khổng lồ và không ngừng mở rộng – bao gồm hàng trăm dịch vụ từ máy chủ ảo, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, mạng, phân tích dữ liệu, cho đến máy học (Machine Learning) và Trí tuệ nhân tạo (AI), tất cả đều được phân phối an toàn qua internet.
Vì sao AWS vẫn giữ vững “ngôi vương” trên thị trường cloud?
AWS hiện là nền tảng điện toán đám mây được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trên thế giới. Nhờ có một khởi đầu sớm và quy mô phát triển vượt trội, AWS đã xây dựng được một hệ sinh thái dịch vụ toàn diện và mạnh mẽ nhất so với các đối thủ cạnh tranh.
Nền tảng này đang phục vụ hàng triệu khách hàng tại 190 quốc gia – từ các công ty start-up, các tập đoàn lớn cho đến các cơ quan chính phủ, tổ chức giáo dục và các đơn vị phi lợi nhuận.
AWS phát triển mạnh mẽ không chỉ đến từ sự đổi mới liên tục, mà còn là từ chính khách hàng. AWS vận hành theo một chu trình lấy khách hàng làm trung tâm: Lắng nghe các phản hồi và yêu cầu từ những người dùng thực tế đang đối mặt với các thách thức kỹ thuật cụ thể. Sau đó phát triển các công cụ và dịch vụ chuyên biệt để giải quyết các vấn đề đó một cách triệt để.
Hiểu đơn giản rằng, thay vì chỉ cung cấp một loại cơ sở dữ liệu duy nhất, AWS đã phát triển nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau – mỗi loại được xây dựng có mục đích cho các loại ứng dụng riêng biệt, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn để đạt được hiệu suất và chi phí tối ưu.
Lựa chọn AWS – không chỉ là chọn một nhà cung cấp hạ tầng công nghệ, mà là cách doanh nghiệp bạn tham gia vào một hệ sinh thái không ngừng phát triển, luôn đi trước và đáp ứng trực tiếp các nhu cầu thực tế của thị trường.
AWS dẫn đầu vì luôn đi trước, phát triển theo nhu cầu thực và phục vụ mọi quy mô doanh nghiệp
Lợi ích cốt lõi khi sử dụng AWS
Mở rộng linh hoạt – không giới hạn
Một trong những lợi ích lớn nhất mà AWS mang lại là khả năng mở rộng tài nguyên gần như không giới hạn, cả về tính toán, bộ nhớ lẫn lưu trữ. Doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh quy mô hệ thống chỉ trong vài phút, mà không cần đầu tư hạ tầng vật lý cồng kềnh.
Dịch vụ như Amazon EC2 Auto Scaling giúp hệ thống tự động mở rộng hoặc thu hẹp tùy theo lưu lượng thực tế, đặc biệt hữu ích trong các giai đoạn cao điểm. Sự linh hoạt này giúp doanh nghiệp duy trì hiệu suất ổn định, đồng thời rút ngắn thời gian triển khai dịch vụ mới.
Tối ưu chi phí – trả đúng cho nhu cầu thực
AWS vận hành theo mô hình “trả theo mức sử dụng” (Pay as you go), thay thế hoàn toàn cách đầu tư hạ tầng truyền thống vốn đòi hỏi ngân sách lớn và cố định.
Thay vì phải mua phần cứng trước, doanh nghiệp chỉ chi trả cho những gì họ dùng. Điều này đặc biệt hữu ích với những startup và doanh nghiệp SME, khi họ cần tối ưu dòng tiền nhưng vẫn muốn tiếp cận công nghệ tầm doanh nghiệp.
Ngoài ra, AWS còn có nhiều lựa chọn tiết kiệm cho nhu cầu dài hạn như Reserved Instances hay Savings Plans, cùng các công cụ giám sát và kiểm soát chi tiêu hiệu quả.
Bảo mật toàn diện – đúng chuẩn toàn cầu
AWS thiết kế hệ thống bảo mật từ lõi, đáp ứng được tiêu chuẩn cao nhất từ nhiều ngành khác nhau. Dữ liệu được mã hóa cả khi lưu trữ và truyền tải. Quyền truy cập được kiểm soát nghiêm ngặt nhờ dịch vụ IAM (Identity and Access Management), kết hợp với Xác thực đa yếu tố (Multi-Factor Authentication – MFA) cho những tài khoản quan trọng.
AWS cũng tuân thủ nhiều tiêu chuẩn quốc tế như ISO 27001, SOC 2, PCI DSS, HIPAA… giúp khách hàng yên tâm vận hành trong các môi trường có yêu cầu pháp lý khắt khe.
Các tính năng và dịch vụ chính của AWS
Hệ sinh thái AWS bao gồm hơn 200 dịch vụ, nhưng có một số dịch vụ nền tảng tạo nên xương sống cho hầu hết các ứng dụng được xây dựng trên đám mây.
Giai đoạn 2024 – 2025, AWS tiếp tục nâng cấp mạnh mẽ các nhóm dịch vụ chiến lược, đặc biệt là mảng Generative AI, serverless, bảo mật và phát triển bền vững – mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp tối ưu vận hành và đẩy nhanh chuyển đổi số.
Generative AI (AI tạo sinh)
AWS đang đầu tư mạnh vào mảng AI tạo sinh với các dịch vụ như Amazon Bedrock, Titan models và SageMaker cho GenAI. Đây là những công nghệ chiến lược hàng đầu hiện nay.
Với hệ thống bảo mật và quyền riêng tư đạt chuẩn doanh nghiệp, khả năng truy cập vào các mô hình tiên tiến hàng đầu cùng loạt công cụ hỗ trợ Generative AI – AWS mang đến nền tảng linh hoạt để bạn xây dựng, triển khai và mở rộng các giải pháp AI phù hợp với dữ liệu, nhu cầu và từng mục tiêu kinh doanh riêng.
Serverless/Containers
AWS tiếp tục tối ưu hóa khả năng triển khai ứng dụng hiện đại với các tùy chọn như AWS Fargate, EKS Anywhere và Lambda SnapStart – giúp cải thiện hiệu suất khởi động và đơn giản hóa cơ sở hạ tầng. Cụ thể:
- AWS Fargate là một công cụ điện toán không máy chủ (serverless) dành cho container, hoạt động cùng với Amazon ECS và Amazon EKS.
- Amazon EKS Anywhere giúp đơn giản hóa việc quản lý cụm Kubernetes bằng cách tự động hóa các tác vụ phức tạp như thiết lập hạ tầng và quản lý vòng đời cụm Kubernetes trong môi trường on-premises và edge.
- SnapStart giúp xây dựng các ứng dụng có khả năng phản hồi nhanh và mở rộng linh hoạt mà không cần triển khai tài nguyên trước hoặc thực hiện các tối ưu hiệu suất phức tạp.
Bảo mật ứng dụng AI
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về bảo mật, AWS đã tích hợp AI vào loạt dịch vụ mới như Guard Duty Malware Protection, Amazon Detective và Security Lake – tăng cường khả năng giám sát, phát hiện và phản ứng nhanh với các mối đe dọa phức tạp. Cụ thể:
- Amazon GuardDuty là dịch vụ phát hiện mối đe dọa, liên tục giám sát các hoạt động độc hại và hành vi trái phép để bảo vệ tài khoản AWS, khối lượng công việc và dữ liệu trên nền tảng đám mây.
- Amazon Detective hỗ trợ phân tích, điều tra và xác định nhanh nguyên nhân gốc rễ của các phát hiện bảo mật hoặc hoạt động đáng ngờ. Detective tự động thu thập dữ liệu log từ các tài nguyên AWS của bạn.
- Amazon Security Lake là dịch vụ hồ dữ liệu bảo mật được quản lý hoàn toàn. Bạn có thể sử dụng Security Lake để tự động tập trung dữ liệu bảo mật từ các môi trường AWS vào một nơi duy nhất.
Phát triển bền vững
AWS đang xây dựng hạ tầng đám mây bền vững hơn nhằm hỗ trợ khách hàng đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững, đồng thời vẫn đảm bảo các yếu tố quan trọng như bảo mật, hiệu suất, độ tin cậy và hiệu quả chi phí như kỳ vọng.
Hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040 thông qua sáng kiến The Climate Pledge – AWS không ngừng đổi mới để nâng cao hiệu quả vận hành và giảm thiểu tác động đến môi trường trên toàn bộ hạ tầng toàn cầu. Điều này giúp tạo thiện cảm với các doanh nghiệp chú trọng ESG.
Amazon EC2: Dịch vụ điện toán linh hoạt trên đám mây
Amazon Elastic Compute Cloud (EC2) là một trong những dịch vụ cốt lõi và lâu đời nhất của AWS. EC2 cung cấp hạ tầng máy chủ ảo mạnh mẽ – cho phép người dùng thuê các máy chủ ảo để chạy ứng dụng và xử lý dữ liệu.
Về bản chất, EC2 là Cơ sở hạ tầng dưới dạng Dịch vụ (IaaS) – cung cấp cho người dùng toàn quyền kiểm soát đối với các tài nguyên của họ.
Thành phần chính
- Instance: Là máy chủ ảo mà người dùng có thể khởi chạy, dừng, khởi động lại hoặc chấm dứt các instance bất kỳ lúc nào theo nhu cầu. Chi phí được tính theo thời gian sử dụng, giúp tối ưu ngân sách vận hành.
- Amazon Machine Image (AMI): Đây là các bản mẫu hệ thống được cấu hình sẵn, gồm hệ điều hành (Linux, Windows, macOS) và các phần mềm cần thiết. Người dùng có thể triển khai nhiều instance đồng nhất một cách nhanh chóng.
- Instance Types (Loại Instance): AWS cung cấp nhiều nhóm instance được tối ưu cho nhu cầu sử dụng khác nhau, bao gồm: General Purpose dùng cho các ứng dụng web thông thường; Compute-Optimized phù hợp với tác vụ cần hiệu năng CPU cao; Memory-Optimized dành cho hệ thống phân tích dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu lớn hoặc Accelerated Computing được trang bị GPU hoặc chip AI chuyên dụng như Trainium, Inferentia – tối ưu cho AI/ML.
Trường hợp sử dụng
Amazon EC2 có tính ứng dụng cực kỳ rộng – từ việc lưu trữ các trang web và ứng dụng web đơn giản đến việc triển khai các hệ thống doanh nghiệp phức tạp, chạy các tác vụ tính toán hiệu năng cao (HPC) trong nghiên cứu khoa học và làm nền tảng để đào tạo các mô hình AI/ML quy mô lớn.
Việc đưa các hệ thống Windows truyền thống lên đám mây là một thách thức lớn. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật – Renova Cloud đã phát triển năng lực triển khai chuyên sâu và được AWS chứng nhận với Amazon EC2 for Windows Server.
Điều này đã chứng thực Renova Cloud là đối tác có năng lực đã được kiểm chứng – có thể giúp các doanh nghiệp di chuyển, hiện đại hóa và quản lý hệ thống Windows trên AWS một cách hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí.
Amazon S3: Dịch vụ lưu trữ đối tượng đám mây
Amazon Simple Storage Service (S3) là một Dịch vụ lưu trữ đối tượng – được xây dựng để lưu trữ và truy xuất bất kỳ lượng dữ liệu nào, từ bất cứ đâu trên thế giới, với quy mô linh hoạt từ vài tệp nhỏ đến hàng tỷ đối tượng dữ liệu.
Khác với hệ thống tệp phân cấp truyền thống, S3 tổ chức dữ liệu thành các đối tượng. Mỗi đối tượng bao gồm:
- Một tệp dữ liệu.
- Siêu dữ liệu (metadata) mô tả nội dung.
- Một khóa định danh duy nhất (key)
Tất cả được lưu trữ trong các vùng chứa (container), gọi là bucket.
Ưu điểm nổi bật
- Độ bền và tính khả dụng cao: S3 được thiết kế với độ bền lên đến 99.999999999% – đạt được bằng cách sao chép tự động dữ liệu sang ít nhất ba Vùng sẵn sàng (Availability Zones) khác nhau trong cùng một khu vực. Ngay cả khi một trung tâm dữ liệu gặp sự cố, dữ liệu vẫn được bảo toàn.
- Khả năng mở rộng: Từ vài GB đến hàng exabyte, S3 cho phép bạn mở rộng dung lượng dễ dàng mà không cần quản lý phần cứng hay cấu hình phức tạp.
- Các lớp lưu trữ (Storage Classes): AWS cung cấp nhiều tùy chọn lưu trữ linh hoạt, tùy vào tần suất truy cập: S3 Standard (Dữ liệu truy cập thường xuyên, độ trễ thấp); S3 Standard-IA (Chi phí thấp hơn cho dữ liệu ít truy cập) và S3 Glacier/Glacier Deep Archive (Lưu trữ dài hạn, tiết kiệm tối đa chi phí – lý tưởng cho backup và lưu trữ tuân thủ).
Trường hợp sử dụng
Amazon S3 không chỉ là nơi lưu trữ dữ liệu, mà còn là một nền tảng dữ liệu linh hoạt cho nhiều mục đích khác nhau:
- Lưu trữ và phân phối nội dung tĩnh cho website hoặc ứng dụng di động.
- Sao lưu – khôi phục dữ liệu sau thảm họa.
- Lưu trữ dữ liệu cho các ứng dụng doanh nghiệp.
- Xây dựng các Hồ dữ liệu (Data Lake) phục vụ cho các tác vụ phân tích dữ liệu, AI và ML.
S3 cũng có thể kích hoạt các hàm AWS Lambda khi có dữ liệu mới được tải lên – giúp xử lý dữ liệu tự động mà không cần máy chủ. Các dịch vụ như Amazon Athena hay Amazon SageMaker có thể truy vấn và xử lý dữ liệu trực tiếp tại chỗ, không cần di chuyển dữ liệu ra khỏi S3.
Amazon RDS: Cơ sở dữ liệu quan hệ được quản lý toàn phần
Amazon Relational Database Service (RDS) là một Dịch vụ cơ sở dữ liệu quan hệ được quản lý toàn phần – giúp đơn giản hóa đáng kể quá trình thiết lập, vận hành và mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu trên nền tảng đám mây.
Ưu điểm nổi bật
Điểm nổi bật của RDS chính là khả năng tự động hóa các công việc quản trị phức tạp như:
- Cấp phát và cấu hình hạ tầng.
- Cài đặt và cập nhật phần mềm cơ sở dữ liệu.
- Vá lỗi bảo mật định kỳ.
- Sao lưu và phục hồi dữ liệu.
Tất cả đều được thực hiện một cách tự động và an toàn, giúp đội ngũ kỹ thuật tập trung nhiều hơn vào tối ưu hóa ứng dụng và kiến trúc dữ liệu, thay vì loay hoay với các thao tác vận hành lặp đi lặp lại.
Các Engine được hỗ trợ
Amazon RDS hỗ trợ hầu hết các engine cơ sở dữ liệu quan hệ phổ biến hiện nay, bao gồm: MySQL, PostgreSQL, MariaDB, Oracle và Microsoft SQL Server.
Ngoài ra, AWS còn cung cấp Amazon Aurora – Hệ quản trị cơ sở dữ liệu được xây dựng riêng trên hạ tầng AWS, tương thích với cả MySQL và PostgreSQL nhưng mang lại hiệu suất và độ sẵn sàng cao hơn.
Tính sẵn sàng cao và Khả năng mở rộng linh hoạt
- Multi-AZ Deployments (Triển khai đa vùng sẵn sàng):
Đối với các ứng dụng yêu cầu độ tin cậy cao, RDS hỗ trợ triển khai Multi-AZ. Khi kích hoạt, hệ thống sẽ tự động tạo một bản sao đồng bộ của cơ sở dữ liệu ở vùng sẵn sàng khác. Nếu có sự cố xảy ra hoặc cần bảo trì, RDS sẽ tự động chuyển đổi (failover) sang bản sao dự phòng mà không gián đoạn dịch vụ.
- Read Replicas (Bản sao đọc):
Với các hệ thống có lưu lượng truy vấn đọc lớn, RDS cho phép thiết lập các bản sao chỉ đọc. Các replica này sử dụng cơ chế sao chép không đồng bộ, giúp giảm tải cho cơ sở dữ liệu chính và tăng hiệu suất đọc trên toàn hệ thống.
Quản lý và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu là một trong những khía cạnh phức tạp nhất của vận hành ứng dụng. Renova Cloud là đối tác Amazon RDS Service Delivery đầu tiên tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp xử lý vấn đề này nhanh, gọn và hiệu quả hơn.
Với kinh nghiệm triển khai thực tế và đội ngũ chuyên gia được chứng nhận, Renova Cloud hỗ trợ khách hàng từ giai đoạn thiết kế kiến trúc đến vận hành – đảm bảo hệ thống cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định, bảo mật và tối ưu chi phí trên nền tảng RDS.
AWS Lambda: Dịch vụ điện toán phi máy chủ
AWS Lambda là một Dịch vụ điện toán phi máy chủ (serverless), cho phép người dùng chạy mã mà không cần quản lý bất kỳ máy ảo hay máy chủ vật lý hay ảo.
Cách hoạt động
Thay vì phải vận hành một hệ thống backend truyền thống, người dùng chỉ cần viết một đoạn mã thực hiện một tác vụ cụ thể, đóng gói dưới dạng một “hàm” (function) và tải lên Lambda. Sau đó, cấu hình một “trình kích hoạt” (trigger) – là sự kiện có thể xảy ra trong hệ sinh thái AWS hoặc từ các nguồn bên ngoài.
Ví dụ:
- Khi một file mới được tải lên Amazon S3.
- Khi một bản ghi mới được thêm vào bảng DynamoDB.
- Khi một yêu cầu HTTP đến thông qua Amazon API Gateway.
Ngay khi sự kiện xảy ra, Lambda sẽ tự động xử lý mà không cần bạn phải can thiệp.
Lợi ích chính
- Không quản lý hạ tầng: Bạn không phải lo về cấu hình máy chủ, cập nhật hệ điều hành, hay phân phối tài nguyên – tất cả đã được AWS tự động đảm nhận.
- Tự động mở rộng: Lambda tự động phản hồi theo khối lượng công việc. Dù chỉ có 1 yêu cầu hay 10.000 yêu cầu cùng lúc – vẫn đáp ứng nhanh chóng, mà không làm giảm hiệu suất.
- Chi phí tối ưu: Người dùng chỉ trả tiền khi hàm thực sự chạy, tính theo thời gian chính xác đến từng mili giây. Không có chi phí cho thời gian chờ, không có tài nguyên nhàn rỗi gây lãng phí.
Trường hợp sử dụng
Với khả năng phản hồi tức thì theo sự kiện và không phụ thuộc vào máy chủ, Lambda phù hợp với nhiều tình huống:
- Xử lý dữ liệu thời gian thực từ các luồng dữ liệu.
- Xây dựng backend linh hoạt cho web, ứng dụng di động hay ứng dụng Internet of Things (IoT).
- Tự động hóa các tác vụ vận hành và bảo trì (ví dụ như các cron job).
Tối ưu & Hiện đại hóa hệ thống trên AWS cùng Renova Cloud
Việc vận hành hiệu quả trên nền tảng AWS đòi hỏi kinh nghiệm thực tiễn, tư duy chiến lược và một đối tác đủ năng lực để đồng hành lâu dài – đó chính là vai trò của Renova Cloud, đối tác tiên phong trong việc chuyển đổi số trên nền tảng AWS tại Việt Nam.
RenoZone – Tăng tốc chuyển đổi số trên AWS
Khởi đầu với AWS thường đi kèm nhiều thách thức: thiết lập môi trường an toàn, đảm bảo tuân thủ và có thể mở rộng linh hoạt. Hiểu được điều đó, Renova Cloud đã phát triển RenoZone để giải quyết nhanh chóng những khó khăn đó.
RenoZone tích hợp hạ tầng tự động hóa, bảo mật theo tiêu chuẩn CIS, cùng hệ thống giám sát và tự khắc phục lỗi thông minh. Nhờ vậy, doanh nghiệp không chỉ rút ngắn thời gian triển khai mà còn giảm thiểu rủi ro vận hành và sẵn sàng mở rộng theo nhu cầu.
Với cách tiếp cận bài bản, RenoZone là lựa chọn đáng tin cậy cho các tổ chức đang tìm kiếm giải pháp hiện đại hóa hạ tầng AWS một cách hiệu quả và an toàn.
RenoCube – Tối ưu cho khối lượng công việc tính toán cao
RenoCube là một giải pháp được xây dựng sẵn và tích hợp sâu với AWS, nhằm hỗ trợ triển khai các workload dữ liệu chuyên sâu trên container chỉ trong vài phút.
Doanh nghiệp có thể khai thác mạng lưới độ trễ thấp, hệ thống lưu trữ linh hoạt và tài nguyên tính toán mạnh mẽ của AWS. Tất cả đều được thiết kế để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về hiệu suất và bảo mật.
Không chỉ dừng lại ở khả năng vận hành nhanh chóng, RenoCube còn hỗ trợ triển khai theo mô hình GitOps, đồng bộ với các phương pháp triển khai tối ưu được khuyến nghị bởi AWS. Đây là nền tảng lý tưởng để xây dựng hệ thống dữ liệu linh hoạt, dễ quản lý và sẵn sàng mở rộng toàn cầu.
Renovisor – Giám sát và tối ưu chi phí AWS
Chi phí vận hành trên đám mây nếu không được kiểm soát tốt sẽ nhanh chóng “vượt khung”. Để giúp doanh nghiệp tránh rủi ro này, Renova Cloud phát triển Renovisor – nền tảng quản lý chi phí AWS theo thời gian thực.
Renovisor sử dụng AI để phân tích hành vi tiêu thụ tài nguyên và đề xuất tự động các biện pháp tối ưu. Từ đó, các nhà quản lý có thể chủ động kiểm soát ngân sách, giảm lãng phí và nâng cao hiệu suất đầu tư vào AWS.
Giải pháp AWS tối ưu từ Renova Cloud – an toàn, linh hoạt và sẵn sàng mở rộng
Sẵn sàng để tăng tốc trên AWS? Renova Cloud đồng hành cùng bạn với bộ giải pháp toàn diện – triển khai nhanh, vận hành mượt, tối ưu chi phí. Liên hệ ngay để được tư vấn chuyên sâu!