Việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây đã trở thành một phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Trong đó, Amazon Web Services (AWS) đứng đầu trong số các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây này – cung cấp nhiều giải pháp đám mây tiên tiến như lưu trữ, tính toán, bảo mật, quản lý…

Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn về dịch vụ điện toán đám mây là gì, cũng như những lợi ích nổi bật và các loại hình dịch vụ AWS phổ biến hiện nay. 

Dịch vụ điện toán đám mây AWS là gì?

AWS (Amazon Web Services) đã khẳng định vị thế là một ông lớn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ điện toán đám mây toàn cầu. Với thị phần vượt trội so với các đối thủ nặng ký như Microsoft, Google, IBM, và Alibaba – AWS không chỉ là một cái tên mà là một biểu tượng của sự tiên phong và đổi mới.

AWS cung cấp một loạt các dịch vụ điện toán đám mây từ lưu trữ, xử lý dữ liệu đến phân tích, ảo hóa… giúp các doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường ngày càng khốc liệt. AWS không chỉ là một nhà cung cấp dịch vụ, mà còn là đối tác đắc lực – giúp doanh nghiệp bạn có thể viết nên câu chuyện thành công của riêng mình trên hành trình chuyển đổi số.

>> Xem thêm: AWS Cloud là gì? Khám phá sức mạnh của đám mây hàng đầu hiện nay!

6 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây AWS

Sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của AWS mang lại hàng loạt lợi ích cho doanh nghiệp, từ việc tối ưu hóa chi phí đến cải thiện hiệu suất và đảm bảo an toàn dữ liệu. Dưới đây là một số lợi ích chính khi lựa chọn AWS:

1. Sẵn có

AWS với mạng lưới trung tâm dữ liệu được phân bố tại 87 địa điểm trên toàn cầu, được gọi là “vùng sẵn sàng”. Mỗi Availability Zone (AZ) là một hoặc nhiều trung tâm dữ liệu vật lý, trong khi một “vùng” bao gồm nhóm các AZ gần nhau và liên kết bằng kết nối mạng tốc độ cao có độ trễ thấp.

Doanh nghiệp có thể vận hành trên một hoặc nhiều AZ để đảm bảo tuân thủ pháp luật, tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn và tối ưu hóa khả năng truy cập.

Ví dụ: Doanh nghiệp có thể thiết lập Máy Ảo (VM) và sao chép dữ liệu qua các AZ để xây dựng hạ tầng đám mây linh hoạt, độ tin cậy cao và nâng cao khả năng xử lý của từng máy chủ hay toàn bộ trung tâm dữ liệu. 

2. Tăng cường bảo mật

Cơ sở hạ tầng đám mây AWS mang lại các giải pháp bảo mật tiên tiến, bao gồm: cập nhật hệ điều hành (OS updates), quản lý vá lỗi (Patch management) và máy ảo đã được củng cố sẵn (Pre-hardened virtual machine – VM).

Những máy ảo CIS Hardened được cấu hình an toàn theo tiêu chuẩn của CIS Benchmark, giúp các doanh nghiệp an tâm khai thác lợi ích của điện toán đám mây với sự bảo mật cao nhất.

Ngoài ra, CIS Hardened Images giúp giảm thiểu các rủi ro an ninh thông tin phổ biến, như: lỗi chứng thực yếu (Insufficient authorization), phần mềm độc hại (Malware) hay xâm nhập từ xa (Remote intrusion)

CIS Hardened Images hiện có mặt trên 30 phiên bản khác nhau, được phân phối qua các nền tảng đám mây hàng đầu như Amazon Web Services, Microsoft Azure, Google Cloud Platform và Oracle Cloud – mang lại cho người dùng giải pháp an toàn cho hệ thống công nghệ thông tin.

3. Tuỳ chỉnh quy mô dịch vụ đám mây

Đám mây công cộng (Public Cloud) mang đến sự linh hoạt đáng kinh ngạc cho các doanh nghiệp – cho phép họ mở rộng hoặc thu nhỏ quy mô tài nguyên theo nhu cầu, mà không cần đầu tư thêm vào phần cứng như các Trung tâm dữ liệu tại chỗ (on-premises data centers).

Hơn nữa, các Nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) có thể cung cấp các giải pháp mới nhanh chóng để thích ứng mới thị trường, giảm thiểu thời gian từ hàng tháng xuống còn vài ngày, thúc đẩy sự đổi mới và tối ưu hóa hiệu suất doanh nghiệp.

4. Tối ưu chi phí

Chuyển đổi sang nền tảng đám mây giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng ban đầu, từ trung tâm dữ liệu đến máy chủ vật lý… cũng như tiết kiệm thời gian và công sức cho việc nghiên cứu, đặt hàng, đánh giá và triển khai phần cứng.

Sử dụng dịch vụ điện toán đám mây AWS cho phép doanh nghiệp chỉ trả tiền cho những gì đã sử dụng, giúp họ tập trung vào hoạt động kinh doanh mà không cần lo lắng về vấn đề bảo dưỡng hay bất kỳ sự cố kỹ thuật nào.

5. Phục hồi nhanh hơn sau sự cố, thậm chí thảm họa

Điện toán đám mây AWS mang lại sự linh hoạt và hiệu quả cao trong việc đối phó với các sự cố, nhờ vào khả năng phục hồi nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Khi sự cố xảy ra, doanh nghiệp có thể sử dụng một bản sao dữ liệu đã được đồng hóa liên tục và lưu trữ trên đám mây. Trong tình huống này, hệ thống sẽ tự động chuyển dữ liệu khi có lỗi (Fail-over) sang các dữ hệ thống và dữ liệu sao lưu dự phòng.

Sau khi sự cố được khắc phục, các dữ liệu trên đám mây sẽ được chuyển trở lại hệ thống ban đầu (Failed back) để tiếp tục hoạt động bình thường.

6. Tiếp cận công nghệ mới

Điện toán đám mây mang lại lợi ích đặc biệt trong việc thử nghiệm ý tưởng mới và tiếp cận công nghệ tiên tiến một cách linh hoạt. Việc đầu tư vào cải tiến công nghệ thường đòi hỏi chi phí lớn cho các phần cứng và phần mềm mới, trong khi ứng dụng thực tế còn chưa xác định.

Đám mây giúp giảm bớt rủi ro hiệu quả bằng cách cung cấp một môi trường an toàn để thử nghiệm với thuật toán học máy (Machine Learning Algorithms) và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) mà không cần đầu tư ban đầu lớn.

Sau khi hoàn thành giai đoạn thử nghiệm, doanh nghiệp có thể tùy chọn xây dựng cơ sở hạ tầng tại chỗ hoặc tiếp tục tận dụng đám mây cho môi trường sản xuất. Trường hợp thử nghiệm không thành công, cơ sở hạ tầng sẽ bị tắt và doanh nghiệp chỉ mất phí trong thời gian triển khai và hoạt động.

7 Dịch vụ dịch vụ điện toán đám mây AWS phổ biến

Sau khi tìm hiểu về những lợi ích mà AWS mang lại, bạn cũng cần nắm rõ các loại hình dịch vụ điện toán đám mây là gì để đưa ra lựa chọn phù hợp dựa trên nhu cầu phát triển của mình.  

1. Compute: Tính toán

Dịch vụ này nhằm hỗ trợ các nhà phát triển trong việc xây dựng, thử nghiệm và triển khai ứng dụng trên đám mây.

  • AWS EC2: Cho phép người dùng thuê máy ảo và mở rộng quy mô linh hoạt. Người dùng có thể c tùy chọn về CPU, bộ nhớ, lưu trữ và kết nối mạng để phù hợp với ứng dụng của họ.
  • AWS Lambda: Chịu trách nhiệm chạy các mã ứng dụng mà không cần quản lý máy chủ.

>> Xem thêm: AWS Lambda là gì? Tìm hiểu từ A-Z chỉ trong 5p!

2. Storage: Lưu trữ

AWS cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu web, bao gồm khả năng phục hồi dữ liệu sau sự cố với độ bền cao.

  • Amazon S3: Là dịch vụ lưu trữ dựa trên đám mây mở, tập trung vào lưu trữ dữ liệu trực tuyến và cung cấp giao diện dễ sử dụng cho nhà phát triển.
  • Amazon EBS: Cung cấp dung lượng lưu trữ lớn cho dữ liệu liên tục, thường được sử dụng cho dữ liệu chính như cơ sở dữ liệu, lưu trữ tệp và cấp khối.

3. Database: Cơ sở dữ liệu

Dịch vụ cơ sở dữ liệu của AWS cho phép doanh nghiệp sở hữu một phiên bản an toàn trên đám mây, có khả năng mở rộng và tiết kiệm chi phí tốt hơn.

  • DynamoDB: Cung cấp khả năng mở rộng nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời tích hợp tính năng bảo mật, sao lưu và khôi phục tức thì, giúp truy cập từ mọi nơi.
  • RDS: Là dịch vụ cơ sở dữ liệu quan hệ phân tán, giúp các nhà lập trình có thể việc quản lý và mở rộng dễ dàng hơn. Ngoài ra, RDS còn giúp người dùng tiếp cận cơ sở dữ liệu quan hệ nhanh chóng trong việc thiết lập, vận hành và mở rộng quy mô.

4. Networking and Delivery of Content: Kết nối mạng và phân phối nội dung

Là cơ sở hạ tầng đám mây bảo mật cao của AWS, giúp bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp và cung cấp kết nối mạng vật lý với mạng riêng ảo với tốc độ truyền cao.

  • VPC: Cho phép tải tài nguyên AWS lên môi trường đám mây ảo riêng biệt. Với AWS, người dùng có thể kiểm soát hoàn toàn môi trường mạng đám mây, bao gồm: cấu hình bản gốc, dải địa chỉ IP, cổng mạng và mạng con. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng cùng lúc cả IPv4 và IPv6 để tăng cường bảo mật cho trang web của mình.
  • Route 53: Là dịch vụ DNS của AWS cung cấp tính khả năng cao, cho phép người dùng chuyển đổi văn bản thành địa chỉ IP để định tuyến phần mềm. Route 53 được nhiều nhà phát triển lựa chọn vì chi phí hiệu quả, để định tuyến người dùng cuối đến các ứng dụng đám mây.

5. Developer Tools: Công cụ dành cho nhà phát triển

Mã nguồn ứng dụng có thể được triển khai và chạy tự động trên AWS, cùng với máy chủ và phiên bản khối lượng công việc.

  • CodeStar: Giúp quản lý toàn bộ quy trình phát triển ứng dụng tại một điểm duy nhất, cho phép nhà phát triển dễ dàng xây dựng và triển khai ứng dụng trên nền tảng AWS.
  • Code Build: Với việc tự động hóa quy trình xây dựng mã, giúp người dùng không cần lo lắng về việc quản lý máy chủ vật lý. Đồng thời, cung cấp môi trường thuận lợi cho việc phát triển và thử nghiệm mã từ biên dịch, thử nghiệm đơn vị đến triển khai sản phẩm cuối cùng.

6. Security, Identity & Compliance: Bảo mật, Nhận dạng & Tuân thủ

Thông qua việc thiết lập quyền truy cập hạn chế cho một nhóm người dùng cụ thể, sẽ góp phần duy trì môi trường an toàn cho tài nguyên AWS của bạn.

  • IAM: Là dịch vụ Quản lý truy cập danh tính, cung cấp cho người dùng quyền truy cập an toàn vào các dịch vụ AWS được cung cấp bởi ứng dụng EC2 và quyền truy cập chung vào tài khoản AWS.
  • KMS: Cho phép người dùng tạo và quản lý các khóa mã hóa để bảo vệ dữ liệu của họ. KMS cung cấp các công cụ tạo khóa tiên tiến giúp đơn giản hóa việc sử dụng chữ ký điện tử trong ứng dụng doanh nghiệp.

7. Management Tools: Công cụ quản lý

Doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro, tối ưu chi phí và tự động hóa tất cả tài nguyên chạy hiệu quả trên cơ sở hạ tầng AWS.

  • Cloud Watch: Là công cụ quản lý cho cả ứng dụng và tài nguyên của doanh nghiệp trên nền tảng AWS. Với Cloud Watch, người dùng có thể truy cập tất cả dữ liệu hoạt động dưới dạng nhật ký từ một giao diện duy nhất.
  • Cloud Formation: Người dùng có thể quản lý tất cả tài nguyên AWS của mình ở cùng một vị trí, và dành nhiều thời gian hơn để quản lý và phát triển các ứng dụng. Các nhà phát triển có thể sử dụng mẫu hoặc tệp văn bản để quản lý kiến ​​trúc đám mây của mình.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện về dịch vụ điện toán đám mây là gì và cách AWS có thể thúc đẩy sự phát triển và thành công của doanh nghiệp bạn trong kỷ nguyên số hiện đại. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ngay Renova Cloud để được giải đáp ngay nhé!