10 hạn chế của điện toán đám mây mà bạn cần biết trước khi khởi đầu hành trình chuyển đổi

Bạn có phân tích những lý do dẫn đến thất bại trước khi bắt đầu kế hoạch? Cụ thể là: Trước khi bắt đầu một dự án hoặc sáng kiến ​​mới, bạn hình dung những thất bại lớn có thể xảy ra vào 1, 5 hoặc thậm chí 10 năm sau mà nguyên nhân bắt nguồn từ chính thời điểm này. Hãy tự hỏi: “Điều gì đã xảy ra”. Và câu trả lời sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch tốt hơn từ bước khởi đầu để tránh những sai lầm. Và trang bị hành trang để đương đầu với những cạm bẫy và thách thức phía trước.

Mặc dù công nghệ đám mây đã cách mạng hóa cách mà các nhà phát triển sáng tạo sản phẩm, cho phép hệ thống phân phối vận hành nhanh hơn, linh hoạt hơn. Đi kèm với đó là khả năng mở rộng hệ thống đến không giới hạn một cách đơn giản. Nhưng điều đó không có nghĩa là công nghệ điện toán đám mây không có hạn chế. Đừng bỏ lỡ danh sách 10 vấn đề thường gặp khi xây dựng hệ thống đám mây trước khi khởi đầu hành trình đám mây của bạn. Chắc chắn nó sẽ giúp bạn đưa ra lộ trình và lựa chọn công nghệ phù hợp để đảm bảo lợi nhuận Công ty sẽ không ngừng tăng trưởng.

1. Chi phí

Chi phí là vấn đề đầu tiên và cũng là vấn đề lớn nhất đó là. Bạn có thể tốn nhiều hơn lượng chi phí cần thiết để vận hành hệ thống đám mây. Mặc dù đúng là bạn đang trả tiền cho những gì bạn cần, nhưng các nhà phát triển thường cung cấp quá thừa tài nguyên để đáp ứng với quy mô sẽ mở rộng trong tương lai. Trong kinh doanh, sự linh động và thích ứng là điều rất quan trọng, cho nên việc cắt giảm được chi phí vận hành sẽ là bài toán sống còn cho doanh nghiệp. Do đó, việc tự động hóa trở nên vô cùng hữu ích, công nghệ này cho phép bạn tăng, giảm quy mô một cách thông minh hoặc cắt giảm các tài nguyên nhàn rỗi, từ đó, hạn chế chi phí phát sinh.

 

2. Bảo mật

Hầu hết các vấn đề bảo mật đám mây đến từ sự nhầm lẫn về giới hạn trách nhiệm giữa các bên. Nói một cách đơn giản, trong khi nhà cung cấp đám mây phải chịu trách nhiệm chung về bảo mật của đám mây. Thì bạn cũng phải chịu trách nhiệm về bảo mật đám mây của mình, bao gồm quyền truy cập, mạng, ứng dụng và dữ liệu.

Các hàng rào bảo vệ quen thuộc như tường lửa sẽ không có nhiều ý nghĩa khi nói đến bảo mật đám mây. Vì vậy bạn sẽ cần quản lý lưu lượng truy cập bên trong mạng và tập trung vào đám mây để giữ khối tài sản và dữ liệu an toàn.

 

3. Tuân thủ

Hãy cân nhắc đến việc áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật cần thiết cho hệ thống của bạn. Cho dù đó là HIPAA, PCI-DSS, GDPR, FIPS hay bất kỳ quy chuẩn nào khác. Đặc biệt nếu bạn sử dụng phương pháp đa đám mây, sẽ rất khó để có được khả năng hiển thị về cách lưu lượng truy cập di chuyển xung quanh trung tâm dữ liệu của bạn. Và nhiều Công ty đã mắc sai lầm khi nghĩ rằng việc tuân thủ các quy chuẩn là của nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

88% các chuyên gia CNTT nói rằng tuân thủ các quy chuẩn sẽ là rào cản cho việc phổ cập áp dụng đám mây. Do đó, đã đến lúc làm quen với các công cụ tuân thủ cố lõi trên đám mây như  AWS Audit Manager and Artifact, or Azure Policy, có thể giúp bạn thiết lập hàng rào bảo vệ và tránh mắc phải  các lỗi cấu hình hoặc điểm mù.

4. Sự cố

Điều gì xảy ra nếu môi trường đám mây của bạn gặp sự cố do những thách thức nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn? Nếu câu trả lời của bạn là “Eek – Tôi không muốn nghĩ về điều đó!”. Bạn đã không chuẩn bị đầy đủ. Các kế hoạch sẵn sàng ứng phó với tai nạn có thể bao gồm việc vận hành tất cả khối lượng công việc của bạn trên nhiều Vùng khả dụng (Availability Zones) hoặc thậm chí trong môi trường đa đám mây. Đảm bảo rằng bạn có các phòng ban liên quan sẽ sẵn sàng cho bất kỳ tác vụ thủ công nào. Chẳng hạn như chuyển sang các bản sao lưu hoặc khởi chạy lại từ điểm khôi phục hệ thống. Hãy nhớ rằng, đừng đợi cho đến khi bạn phải đối mặt với tình huống xấu nhất để kiểm tra phản xạ của mình. Hãy thiết lập các tình huống giả định và chạy thử để đảm bảo mọi thứ sẽ vận hành trơn tru lúc cấp thiết.

5. Quản lý

Có một điều bạn có thể không tưởng tượng rằng đám mây lại … nhàm chán. Nếu không có tự động hóa đám mây, có rất nhiều tác vụ thủ công và tẻ nhạt bạn phải hoàn thành. Và nếu bạn có một trăm máy ảo, bạn sẽ phải giám sát, cấu hình và quản lý chúng liên tục hàng trăm lần. Bạn sẽ cần phải suy nghĩ về việc thiết lập cấu hình máy ảo theo yêu cầu kinh doanh của mình, thiết lập mạng ảo, điều chỉnh quy mô và thậm chí quản lý tính khả dụng và hiệu suất. Trong guồng quay bận rộn, nhóm lập trình sẽ quên hoặc bỏ qua các tác vụ thủ công như sao lưu hệ thống, loại bỏ tài nguyên nhàn rỗi hoặc thiết lập kiểm soát phiên bản. Ngay cả khi những nhiệm vụ này được hoàn thành theo cách thủ công, bạn cũng đang phải đối mặt với rủi ro do lỗi bất cẩn của con người.

6. Sự phức tạp

Sự phức tạp của việc chuyển sang đám mây tuy đã được lường trước, nhưng mức độ thật sự của nó có thể gây sốc với nhiều Công ty. Có ít dịch vụ có thể dễ dàng tiếp cận và khối lượng công việc, nền tảng, hệ thống lưu trữ và các công cụ quản trị và bảo mật có thể khiến bạn nhanh chóng quay cuồng. Sau đó, hãy nhân nó với số lượng đám mây bạn đang sử dụng và nhớ rằng các DevOps thường bị áp đặt bất cứ điều gì khách hàng muốn để đảm bảo tốc độ. Không có gì ngạc nhiên khi môi trường đang trở thành điểm giao thoa hoàn hảo. Bạn có thể làm gì? Bắt đầu với khả năng hiển thị và thực thi các quy tắc của đám mây hoặc chỉ có các công cụ đám mây gốc trừ khi được thỏa thuận khác.

7. Trách nhiệm pháp lý

Doanh nghiệp của bạn phải chịu hậu quả nào nếu bị vi phạm dữ liệu? Mức độ nghiệm trọng sẽ tùy thuộc rất nhiều vào cách bạn đã lập trình ban đầu. Ví dụ: khi nói đến GDPR, bạn đã thiết lập các vai trò như Bộ điều khiển dữ liệu và Bộ xử lý dữ liệu để thu hẹp trách nhiệm pháp lý chưa? Bạn có tạo ra điều khoản ted hoặc SLA để cho giải thích người dùng của bạn cách dữ liệu của họ được bảo vệ trên đám mây và giới hạn trách nhiệm pháp lý của bạn trong trường hợp vi phạm? Hãy nhớ rằng, nhà cung cấp dịch vụ đám mây của bạn không chịu trách nhiệm về quyền riêng tư của dữ liệu của bạn. Vì vậy, bạn tự đảm bảo rằng các quy chuẩn và quy định của bạn đã đủ chặt chẽ và an toàn.

8. Quản trị

Quản trị nội bộ đôi khi bị lãng quên bởi người ta chỉ thường chạy theo các quy chuẩn bảo mật được cập nhật liên tục. Tuy nhiên, quản trị nội bộ của bạn cũng có khả năng bảo vệ bạn khỏi vi phạm dữ liệu hoặc sự cố bảo mật đám mây. Hãy nghĩ về cách bạn sẽ kiểm soát Quản lý danh tính và truy cập, bao gồm RBAC (Kiểm soát truy cập dựa trên vai trò) và quản lý thông tin xác thực, không chỉ cho nhân viên và khách hàng của bạn mà còn cho chuỗi cung ứng rộng lớn hơn của bạn. Và đừng quên khóa tập huấn kỹ lưỡng!

9. Khóa nhà cung cấp

Nhiều thách thức liên quan đến sự phức tạp và thiếu sự thấu hiểu. Và vì vậy nhiều doanh nghiệp tìm cách hạn chế điều này bằng cách ‘hợp tác toàn diện’ với một nhà cung cấp đám mây duy nhất. Tuy nhiên, cần đảm bảo cân bằng rủi ro của việc gắn bó với một đám mây duy nhất với những hạn chế của nó. Vì khi bạn bị mắc kẹt với một nhà cung cấp duy nhất, bạn buộc phải chấp nhận chi phí tăng hoặc hạn chế một số tính năng  khi doanh nghiệp của bạn phát triển lên tầm cao hơn. Hãy hỏi nhà cung cấp của bạn những câu hỏi ở giai đoạn tiền hợp đồng, chẳng hạn như “Quy trình chuyển đổi nhà cung cấp là gì?” “Bạn sẽ giúp chúng tôi di chuyển dữ liệu hoặc giải mã khi cần thiết như thế nào?” “Các điều khoản chấm dứt của bạn là gì và chúng tôi cần thông báo trước bao lâu trước khi thay đổi?”

10. Khoảng trống kỹ năng

Forbes gọi đó là khan hiếm nhân tài trên nền tảng đám mây. Và 86% tổ chức tin rằng điều đó đang làm chậm các dự án đám mây. Mặc dù bạn có thể có tài năng mà bạn cần ngay lúc này, nhưng rất khó giữ được họ làm việc lâu dài. Hãy tự hỏi bản thân xem hiện tại bạn đang dựa vào những người nào và điều gì sẽ xảy ra nếu thông báo nghỉ việc của họ ở trên bàn làm việc của bạn vào sáng mai? Một cách chắc chắn để bảo vệ bạn khỏi điều này là sử dụng công nghệ. AI không bao giờ bỏ việc để có mức lương cao hơn hoặc để tậu một chiếc xe hơi mới.

Hiểu được những khiếm khuyết của đám mây giúp bạn vững vàng bắt đầu hành trình đám mây của mình.

“Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?” Câu hỏi này có thể khiến bạn thất vọng khi bạn đang hào hứng bắt đầu với một chiến lược đám mây mới, nhưng đó thực sự là một cách thông minh để quản lý trong doanh nghiệp của bạn. Nhận ra 10 vấn đề hàng đầu mà các doanh nghiệp khác phải đối mặt trên đám mây cho bạn một tầm nhìn tuyệt vời để vượt qua cạm bẫy và tiến gần hơn với cốt lõi công nghệ – chìa khóa của sự thành công.

Bạn cần một cách đơn giản hơn để hạn chế các khuyết điểm đám mây? Hãy để AI của Renovisor tự động hóa các tác vụ quản lý đám mây thông thường mà bạn không muốn làm! Liên hệ ngay với chuyên gia đám mây của chúng tôi để tìm hiểu thêm.