Áp dụng kỹ thuật số và hiện đại hóa IT mở ra tiềm năng phát triển to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng làm thế nào các IT leader có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay.

“Tương lai Việt Nam sẽ thay đổi đáng kể nhờ chuyển đổi số”. Chia sẻ từ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, trong Nền kinh tế số trong tương lai của Việt Nam – Hướng tới năm 2030 và 2045

Kỹ thuật số – Xu hướng phát triển và gia tăng lợi nhuận tại Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam tiềm ẩn một khả năng vô cùng to lớn. Sự kết hợp giữa các cuộc cải cách ​​của chính phủ xung quanh Công nghiệp 4.0, chi phí lao động tương đối thấp và lợi thế địa lý cùng với những lợi thế khác đã đặt Việt Nam trên  quỹ đạo tăng trưởng và thu hút đầu tư kinh tế rất tốt.

Để tối đa hóa cơ hội này và để các công ty Việt Nam (98% trong số đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) phát huy hết tiềm năng của mình, các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi kỹ thuật số và hiện đại hóa.

Quá trình này mang lại nhiều lợi ích theo nhiều cách, như đạt được mức năng suất, hiệu quả và tối ưu hóa chi phí cao hơn; nâng cao giá trị thương hiệu, sự nhanh nhạy và trải nghiệm khách hàng; tăng tốc độ ra quyết định và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Kết quả đạt được? Doanh thu, lợi nhuận và trải nghiệm khách hàng cao hơn.

Nhưng đối với nhiều công ty Việt Nam, chặng đường này luôn đầy thử thách. Đây là lý do tại sao, theo khảo sát của Bộ Công Thương Việt Nam, “16/17 ngành có khả năng chuyển đổi số với mức độ thấp… và hơn 80% doanh nghiệp mới bắt đầu hiểu về chuyển đổi số”.

Điện toán đám mây cho Doanh nghiệp Việt Nam

Những thách thức chính bao gồm tối ưu năng suất kém, chi phí cao vì hoạt động kém hiệu quả và sự thiếu hụt kỹ năng công nghệ trong nội bộ.

48% Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang ở trong tình trạng rủi ro.

Nguồn: Vietnam Economic Times

2x Trong chu kỳ 68 ngày, vòng quay tiền mặt của Việt Nam cao hơn hai lần hoặc hơn so với hầu hết các nước trong khu vực và toàn cầu.

Nguồn: PWC

16,8% Chi phí hoạt động logistics ở Việt Nam cao, 12,5% so với ở Châu Á Thái Bình Dương.

Nguồn: Vietnam’s Future Digital Economy – Towards 2030 and 2045

Vậy làm thế nào IT leader Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này?

Chìa khóa cho câu trả lời là tận dụng điện toán đám mây. Bằng cách chuyển sang đám mây, các IT leader Việt Nam có thể tăng cường hỗ trợ kinh doanh khi cần mở rộng quy mô, phát triển nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, cải tiến và an toàn hơn. Đối với nhiều công ty, chiến lược này đòi hỏi phải chuyển Windows workloads lên đám mây. Quá trình chuyển đổi này đặt ra nhiều câu hỏi như: Trường hợp nào có thể chuyển? Nên lựa chọn hay hãng đám mây nào là phù hợp với nhu cầu? Làm thế nào để đánh giá đâu là đối tác tốt nhất để thực hiện chuyến hành trình?

Là một trong những chuyên gia hàng đầu trong việc giúp các công ty Việt Nam dịch chuyển hạ tầng Windows lên đám mây, Renova Cloud hiểu rõ những câu hỏi mà các CIO muốn có câu trả lời. Hướng dẫn này của chúng tôi sẽ giúp các IT leader có được câu trả lời để tiến nhanh hơn và chắc chắn hơn.

Giá trị mang lại khi dịch chuyển lên AWS

– 442% ROI trong 5 năm (Nguồn: IDC)

– Ít hơn 98% downtime ngoài kế hoạch (Nguồn: IDC)

– Giảm 56% chi phí nhân lực trong 5 năm (Nguồn: IDC)

“Việc sử dụng AWS cho phép chúng tôi triển khai các kế hoạch mới một cách nhanh chóng và kết quả là các quảng cáo tiếp thị có thể được phát triển và thực hiện nhanh hơn ba lần”.

“Tầm nhìn của chúng tôi là luôn có một hệ thống mạnh mẽ có thể phục vụ khách hàng theo cách tốt nhất có thể. Chúng tôi đang mở rộng nhanh chóng và việc sử dụng Đám mây AWS đã mang lại cho chúng tôi tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao hơn rất nhiều, ”

Từ Đỗ Bùi Anh Khoa, CTO, N KID Group, một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam.

Để đọc thêm, tải xuống whitepaper ngay.