Serverless và Container là hai trong số những chủ đề nóng nhất trong thế giới CNTT hiện nay.
Đây cũng là hai công nghệ có nhiều điểm chung, về cơ bản, cả hai đều là những cách cơ bản để triển khai mã code trên các môi trường riêng biệt.
2 đối tượng này tuy không giống nhau về công nghệ nhưng lại hoạt động dựa trên chức năng và mục đích tương tự nhau.
Trên thực tế tồn tại nhiều sự nhầm lẫn giữa Serverless và Containers. Để quyết định lựa chọn Serverless hay Containers bạn phải xem xét và cân nhắc kĩ yếu tố hệ thống kiến trúc cơ sở hạ tầng của mình.
Serverless đang ngày càng trở thành xu hướng
Theo New Stack, hơn 75% các tổ chức đã sử dụng hoặc có kế hoạch sử dụng serverless trong 18 tháng tới.
Từ AWS Lambda đến Google Cloud Function, các doanh nghiệp có nhiều tùy chọn nhà cung cấp đám mây hơn bao giờ hết khi tích hợp serverless vào danh mục ứng dụng của họ.
Vậy Serverless chính xác là gì? Và tại sao ngày càng phổ biến?
Hệ thống máy tính không máy chủ là một cách để triển khai mã lệnh đưa ra.
Khi công nghệ serverless được triển khai sẽ giúp tiết kiệm ngân sách, thời gian và tài nguyên trong khi cho phép các nhà phát triển tập trung vào viết mã hơn là giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng.
Các nhà phát triển không cần phải suy nghĩ về cơ sở hạ tầng, chỉ cần tập trung vào viết lệnh và kết quả kinh doanh. Chi phí vận hành hệ thống Serverless thậm chí có thể bằng 0, khi doanh nghiệp không có nhu cầu chạy các ứng dụng, họ sẽ không phải tiêu tốn chi phí của mình cho việc vận hành.
Serverless cho phép doanh nghiệp chạy các đoạn mã trên nền tảng điện toán đám mây.
Trong khi đó hệ thống Containers cung cấp môi trường di động để lưu trữ một ứng dụng hoặc một phần của ứng dụng. Nền tảng container phổ biến nhất hiện nay là Docker.
Mặc dù Serverless và Containers được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu khác nhau và được triển khai bằng các công cụ khác nhau, nhưng chúng có nhiều điểm chung:
- Cả hai cho phép bạn triển khai các đoạn mã phù hợp với cấu trúc microservice.
- Dễ dàng triển khai trên các kiến trúc phân tán. Do đó, bạn thường thấy chúng được sử dụng trên nền tảng Cloud.
- Serverless và Containers đều khởi động khá nhanh (thường trong vòng vài giây)
- Cả hai đều dựa nhiều vào API để liên két với các tài nguyên bên ngoài.
- Thường không có bộ lưu trữ liên tục tích hợp; thay vào đó, chúng dựa vào các nguồn lực bên ngoài cho nhu cầu lưu trữ liên tục.
- Thường được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng bất biến
Còn rất nhiều điểm chung giữa 2 hệ thống này, nhưng trên đây là những đặc điểm chung phổ biến giữa Container và Serverless.
Với những điểm tương đồng được mô tả ở trên, bạn có thể nghĩ rằng việc sử dụng Serverless hay Containers đều mang lại kết quả như nhau. Bạn có thể đúng ở một mức độ nào đó.
Tóm lại, container và serverless tương tự nhau ở một số khía cạnh quan trọng và các chiến lược bạn sử dụng để quản lý chúng và giữ chúng an toàn cũng tương tự.
Tuy nhiên, có một số khác biệt rất quan trọng khi nói đến việc quản lý và bảo mật cho khối lượng công việc trên nền tảng Serverless hoặc Containers.
Trong thế giới CNTT, mục đích sử dụng của Serverless và Containers có thể giống hệt nhau, nhưng trong thế giới thực, bạn phải tính đến các yếu tố chi phối đến công việc của mình trước khi lựa chọn Serverless hay Containers.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những điều cơ bản. Để biết thêm thông tin xin vui lòng tham khảo: https://thenewstack.io
TIN LIÊN QUAN