Nếu bạn vẫn yêu đời sau khi chi trả cho các hóa đơn đám mây hàng tháng vì nghĩ rằng chi phí on-premises còn mắc hơn thế, thì báo cáo gần đây của công ty VC Andresson Horowitz (a16z) chắc chắn sẽ làm cho bạn bị sốc.

a16z đã tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ về số lượng đám mây so với Tổng chi phí sở hữu (Total Cost of Ownership – TCO) của on-premises và đưa ra một kết luận đáng suy ngẫm: “Nếu công ty của bạn có quy mô lớn thì hóa đơn đám mây có thể gấp đôi hóa đơn hạ tầng của bạn”.

Xử lý Nghịch lý đám mây

Bắt đầu từ góc nhìn đa chiều mà các báo cáo đang cố trình bày, cũng như việc các tác giả không mấy ủng hộ Cloud Repatriation. Thật vậy, họ công nhận rằng “các đề xuất giá trị cao” sẽ sẵn sàng áp dụng quy mô lớn trên hệ thống cơ sở hạ tầng.

Cốt lõi của nghịch lý bắt nguồn từ sự phát triển của các doanh nghiệp. Khi mới startup, điện toán đám mây là điểm khởi đầu hoàn hảo. Đầu tiên, Zero CapEx (chi phí vốn) – All OpEx (chi phí hoạt động) có nghĩa là bạn gần như không cần bất kỳ khoản đầu tư ban đầu nào. Khi đó,  bạn sẽ chi trả chi phí hoạt động dưới dạng “sử dụng dịch vụ” thay vì chi trả chi phí vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng của riêng mình. Sau đó, một nhà cung cấp dịch vụ đám mây có kinh nghiệm làm việc với  hạ tầng thay giúp bạn giới hạn nhu cầu về lượng nhà phát triển và kỹ sư nội bộ cần có mà vẫn có quyền truy cập vào lượng lớn các ứng dụng đám mây. Do vậy với chỉ một bước nhảy và một công cụ API, bạn có thể xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ cốt lõi.

Tuy nhiên, khi các startup càng lúc càng phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, cũng như yêu cầu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn tăng lên, thì câu chuyện sẽ rắc rối hơn.

Càng mở rộng quy mô hệ thống đám mây, bạn càng cần nhiều kỹ sư để quản lý nó. Trong môi trường mà cả thế giới đều đang hướng về công nghệ đám mây thì các kỹ sư sở hữu các kĩ năng cần thiết được các nhà lãnh đạo săn lùng với mức đãi ngộ hết sức hấp dẫn. Khi công nghệ đám mây được phổ biến trong toàn công ty – từ lưu trữ, đến sao lưu, các sản phẩm SaaS và bảo mật – nhiều công ty cảm thấy rằng họ đang phải ký một “tấm séc trắng” cho nhà cung cấp đám mây của mình.

Nguyên nhân là khi doanh nghiệp của bạn mở rộng quy mô hay có thêm khách hàng/tính năng mới, bạn cần một lượng tài nguyên tính toán lớn để quản lý chúng. Đồng thời, với tốc độ phát triển cao, rất khó để các công ty tìm được một lối rẽ phù hợp cho con đường đã định trước mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh liên tục của mình. Ngoài ra, sau tất cả, mục tiêu sau cùng của các nhà cung cấp đám mây chính là nâng cao lợi nhuận và sự tăng trưởng của chính họ: AWS có tỷ suất lợi nhuận trên đám mây thoải mái khoảng 30% mỗi năm.

Bức tranh toàn cảnh

Sau cùng, điện toán đám mây có luôn là lựa chọn tối ưu nhất về chi phí? Mặc dù điện toán đám mây sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí khởi nghiệp ban đầu, nhưng khi doanh nghiệp càng phát triển, chi phí cũng theo đó tăng dần lên.

Tuy nhiên, hãy tự vấn mình một câu khác: Bất kể có phải là lựa chọn rẻ nhất hay không, điện toán đám mây có phải là lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của bạn?

Nếu bạn đã chuyển lên đám mây hoặc đang đứng ngay vạch xuất phát của hành trình đó thì việc cắt giảm chi phí có thể nằm trong danh sách kiểm soát của bạn. Bởi vì không ai có thể đạt được tất cả cùng lúc. Hãy tự hỏi xem bạn có thể gặt hái được những lợi ích nào khác từ môi trường đám mây!

Trong một số trường hợp, bạn sẽ có được các tính năng và bản cập nhật mới nhanh gấp mười lần nếu sử dụng quy trình DevOps so với on-premises. Trong một số trường hợp khác, bạn sẽ vô cùng yên tâm bởi tính năng scale-on-demand sẽ giúp đáp ứng lưu lượng truy cập cao điểm, nhu cầu đột biến theo mùa hoặc chiến dịch tiếp thị đột xuất (*Google analytics*). Có lẽ bởi sự linh hoạt, tích hợp dễ dàng, sự tự tin đối với Tiêu chuẩn trách nhiệm về bảo mật hoặc vì bất kỳ lý do nào khác mà điện toán đám mây là lĩnh vực duy nhất không bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid, được dự kiến rằng sẽ tăng trưởng 23% trong năm nay.

Sau tất cả… Vẫn là tiền! Vậy bạn có thể đạt được tất cả cùng lúc không?

Khi bạn đang xây dựng các mục tiêu hoạt động và điều lệ cho Cloud Center of Excellence, đây là một số thực tiễn sinh động có thể giúp bạn định hướng. 

Nếu những lợi ích của đám mây thực sự quan trọng với bạn, thì việc tối ưu hóa chi phí đôi khi phải nhường chỗ cho chúng. Ngược lại, nếu các lợi ích đó chẳng mấy cần thiết thì Cloud Center of Excellence là một chiến lược hợp lý và đúng đắn. Tuy nhiên, nó không mang đến cho bạn vé sử dụng dịch vụ đám mây miễn phí. Tỷ suất doanh thu trên vốn đầu tư (ROI) luôn rất quan trọng nên bạn không thể ném tiền một cách bừa bãi vào môi trường đám mây mà không có bất cứ backup dữ liệu nào.

Nếu Cloud Repatriation không phải là điều bạn đang cân nhắc, nhưng bạn muốn duy trì một chiến lược chi phí đám mây hợp lí, thì đây là ba mẹo giúp bạn bắt đầu.

Giải phóng các kỹ sư ra khỏi các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và nhàm chán: Bạn có đang dành quá nhiều thời gian để tuyển dụng các kỹ sư, chỉ để lãng phí kỹ năng của họ vào các nhiệm vụ quản lý đám mây thông thường? Những nhiệm vụ nào là nhàm chán? (Đó như là chiến lược, ra quyết định và hỗ trợ khách hàng) và sử dụng AI để  tự động hóa vào các nhiệm vụ phù hợp hơn với robot. (C3PO, đã đến lúc bạn tỏa sáng.)

Trình bày chiến lược quản trị FinOps lên bên ban phân tích: Bạn sẽ cần lập bản đồ mức sử dụng và chi tiêu trên đám mây hiện tại của mình, sau đó sử dụng các công cụ business intelligence (BI) để tìm ra các xu hướng và mô hình ẩn bên dưới các con số. Sau đó, bạn có thể tạo ngân sách theo hướng tối ưu hóa dữ liệu đám mây – bao gồm thiết kế lại hệ thống, tái kiến ​​trúc, tìm kiếm giải pháp hiệu quả của bên thứ ba và thậm chí là Cloud Repatriation nếu cần thiết.

Sử dụng các công cụ tối ưu hóa chi phí có sẵn: báo cáo a16z không trình bày một bức tranh tăm tối hoàn toàn. Họ đã nhận xét rằng việc phân bổ thông minh các chiết khấu có thể làm giảm đáng kể chi tiêu trên đám mây của bạn. Ngoài ra, các công cụ tối ưu hóa đến từ bên thứ ba, đã được chứng minh là giảm chi tiêu trên đám mây từ 10 % đến 40%.

Đặt chi tiêu cho đám mây thành KPI có thể đo lường được: Quan trọng nhất, đừng coi chi phí đám mây “bất kể bao nhiêu” là một khoản chi cần thiết. Thay vào đó, hãy xem chi phí đám mây như một chỉ tiêu mà toàn Công ty phải luôn chú ý để cắt giảm đến mức tối đa. Đề ra các giải thưởng để khuyến khích cho các giải pháp thông minh nhằm giảm chi tiêu, tạo ra các chỉ tiêu và cột mốc quan trọng sẽ khiến bạn tập trung chú ý  cũng như để các bộ phận cùng theo dõi và quản lý chi phí đám mây.

Bạn không phải chọn giữa quy mô và ROI trên đám mây. Nền tảng tự động hóa đám mây thông minh của Renovisor giúp kiểm soát chi phí, hiệu suất và hiệu quả mà bạn không cần nỗ lực quá nhiều.

Trò chuyện với chuyên gia đám mây của chúng tôi NGAY để tìm hiểu cách thức thực hiện hiệu quả nhất.