7 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp hàng đầu hiện nay!
Mục lục
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc lưu trữ và quản lý dữ liệu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mọi doanh nghiệp. Dữ liệu là tài sản quý giá – là nền móng cho việc đưa ra quyết định và chiến lược kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này. Vậy đâu là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn nhưng vẫn linh hoạt?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 4 giải pháp và 3 nền tảng lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp, giúp bạn tối ưu hóa quy trình công việc và tận dụng tối đa giá trị từ dữ liệu của mình.
Lưu trữ dữ liệu là gì?
Lưu trữ dữ liệu (Data Storage) là quá trình ghi lại thông tin hay các dữ liệu quan trọng trong một hệ thống lưu trữ hay trung tâm dữ liệu. Hình thức này yêu cầu phải có năng lượng điện để thực hiện lưu trữ hay truy xuất dữ liệu.
Có nhiều hình thức lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp như: RNA, DNA, đĩa than, đĩa quang, chữ viết tay, băng từ… Dữ liệu được lưu trữ trong các phương tiện kỹ thuật số được gọi là dữ liệu kỹ thuật số, và chúng giúp tiết kiệm không gian lưu trữ tốt hơn so với tài liệu giấy.
Ngoài ra, MICR (nhận dạng ký tự mực từ) và mã vạch là 2 phương thức lưu trữ dữ liệu máy có thể đọc được.
Tầm quan trọng của việc lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp
Việc lưu trữ dữ liệu mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp, cụ thể:
1. Sao lưu và phục hồi dữ liệu toàn diện
Theo nghiên cứu: “Hiện nay, chỉ có khoảng 4% các máy trạm được sử dụng trong kinh doanh được tích hợp các biện pháp lưu trữ dữ liệu“. Đồng nghĩa, phần lớn doanh nghiệp hiện nay đang đứng trước nguy cơ mất dữ liệu quan trọng khi rơi vào các tình huống không mong muốn như cháy nổ, mắc lỗi kỹ thuật hay tấn công từ Ransomware.
Tuy nhiên, lựa chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp phù hợp sẽ giúp bạn yên tâm hơn về khả năng bảo vệ thông tin của mình. Tất cả dữ liệu sẽ được lưu trữ trong một môi trường bảo mật, giúp cho việc truy cập nhanh chóng và liên tục.
Đặc biệt, khi xảy ra sự cố thì việc khôi phục dữ liệu cũng nhanh hơn, đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng và diễn ra suôn sẻ.
2. Bảo mật cao
Hầu hết các dịch vụ lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp trực tuyến đều tích hợp các công nghệ bảo mật tiên tiến, chẳng hạn: mã hóa dữ liệu theo tiêu chuẩn cao, sử dụng chữ ký số và biện pháp xác thực đa tầng.
Ví dụ: Nếu có ai đó cố gắng xóa tệp của bạn, hệ thống sẽ thông báo ngay lập tức, giúp bạn kịp thời xử lý và bảo vệ dữ liệu quan trọng của mình.
3. Tối ưu chi phí
Việc làm mất dữ liệu có thể gây thiệt hại lớn về tài chính cho doanh nghiệp. Thống kê cho thấy: “Có đến 70% các doanh nghiệp nhỏ chịu tổn thất nặng nề khi mất dữ liệu, phải đóng cửa trong vòng 01 năm“.
Việc khôi phục các tệp bị mất có thể lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn đô la. Do đó, việc chuẩn bị các biện pháp lưu trữ dữ liệu để có thể lưu và khôi phục dữ liệu sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí hiệu quả.
4. Bộ nhớ và băng thông ít hơn
Lưu trữ dữ liệu theo cách thủ công sẽ tốn rất nhiều thời gian và yêu cầu dung lượng lưu trữ lớn hơn. Việc này có thể khiến máy chủ của bạn trở nên quá tải và gặp khó khăn trong việc xử lý toàn bộ thông tin.
Do đó, sử dụng giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp sẽ giảm thiểu dung lượng cần lưu trữ và tiết kiệm băng thông. Kết quả là việc cải thiện đáng kể hiệu suất mạng và giảm bớt các chi phí liên quan đến việc lưu trữ dữ liệu, góp phần cải thiện hiệu suất mạng.
5. Định giá backup có thể đoán trước
Khi sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp, bạn sẽ biết rõ số tiền cần trả định kỳ (hàng tháng hoặc hàng năm) và dễ dàng tùy chỉnh theo ngân sách hiện tại.
Ngoài ra, bạn có thể nâng cấp dịch vụ lên các gói cao cấp hơn hoặc thêm vào các tính năng bổ sung để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu sử dụng của mình.
7. Tăng lợi thế cạnh tranh
Các giải pháp lưu trữ dữ liệu trực tuyến đảm bảo doanh nghiệp bạn có thể tục hoạt động mạnh mẽ ngay khi đối mặt với các sự cố không lường trước. Sử dụng các dịch vụ này, việc truy cập và sử dụng thông tin trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn mà không cần ổ cứng.
Đồng thời, sự an tâm về bảo mật dữ liệu cũng là một yếu tố quan trọng giúp khách hàng tin tưởng vào bạn hơn. Điều này không chỉ mang lại dịch vụ khách hàng tốt hơn, mà còn tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bạn trên thị trường.
Những giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp
Có nhiều giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp, giúp bảo vệ và quản lý thông tin một cách hiệu quả. Dưới đây là một số giải pháp tốt nhất mà bạn có thể tham khảo:
1. Cloud Storage – Lưu trữ dữ liệu cho tương lai
Cloud Storage là giải pháp lưu trữ dữ liệu trên đám mây, mặc dù mới xuất hiện trong vài năm gần đây nhưng đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bởi những ưu điểm nổi trội của nó.
Được xây dựng và phát triển bởi các tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp, bản chất của Cloud Storage chính là Data Center (Trung tâm dữ liệu) giúp lưu trữ dữ liệu từ xa qua internet Cloud Storage.
Giải pháp này hoạt động độc lập với các thiết bị khác và mang đến khả năng bảo mật cao nhất cho các dữ liệu được lưu trữ. Do đó, giải pháp này sẽ phù hợp với mọi doanh nghiệp lớn-nhỏ hay startup.
Điểm nổi bật nhất của giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp này là khả năng chia sẻ lượng lớn dữ liệu nhanh chóng cho khách hàng và đối tác ngay khi cần, mà không cần qua các bước trung gian. Do đó, doanh nghiệp có thể truy cập thông tin vào bất kỳ thời điểm nào.
Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế cần lưu ý. Vì phụ thuộc vào internet, nên bạn không thể truy cập vào Cloud Storage nếu không có kết nối mạng. Hơn nữa, Cloud Storage yêu cầu đóng phí định kỳ nên có thể gây bất tiện cho doanh nghiệp bạn.
2. SAN – Lưu trữ dữ liệu hiện đại
SAN (Storage Area Network) là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp trên hệ thống mạng độc lập, mang đến một cách tiếp cận linh hoạt và hiệu quả trong việc quản lý và chia sẻ dữ liệu giữa các máy chủ và thiết bị lưu trữ.
Cấu trúc của SAN:
- Mức Vật Lý: Tạo một hệ thống lưu trữ dữ liệu đồng nhất bằng cách liên kết tất cả thành phần của mạng, đảm bảo việc truy cập đồng thời từ nhiều nguồn và ứng dụng khác nhau.
- Mức Logic: Triển khai các ứng dụng và dịch vụ quản lý dữ liệu trên các thiết bị vật lý, tạo nên một hệ thống quản lý tập trung và linh hoạt.
SAN được xem là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp tốt nhất hiện nay. Vì sử sử dụng một mạng riêng biệt, SAN đảm bảo rằng việc mở rộng dung lượng và cường độ lưu trữ không ảnh hưởng đến các thiết bị khác trong hệ thống hay đến băng thông mạng.
Đồng thời, SAN cung cấp một mức độ bảo mật dữ liệu vô cùng cao nhờ vào khả năng quản lý dữ liệu một cách tập trung và thống nhất, cũng như tự động khôi phục dữ liệu khi xảy ra sự cố. Hơn nữa, hệ thống này tương thích với nhiều giao thức lưu trữ dữ liệu khác nhau như: DWDM, FCIP, iSCSI…
Tuy nhiên, chi phí ban đầu để sử dụng SAN sẽ cao hơn so với các giải pháp lưu trữ truyền thống như NAS và DAS.
3. NAS – Lưu trữ dữ liệu tiện dụng
NAS (Network Attached Storage) là hệ thống lưu trữ dữ liệu trên thiết bị kết nối mạng LAN. Các thiết bị lưu trữ mạng NAS được xác định thông qua địa chỉ IP cố định và quản lý bởi máy chủ. Trong một số trường hợp, người dùng có thể truy cập vào NAS mà không cần máy chủ cấp quyền. Trường hợp đa máy chủ, mọi hoạt động liên quan đến dữ liệu đều được điều phối một cách tập trung và thống nhất.
Ưu điểm của NAS là khả năng mở rộng bằng cách thêm các thiết bị lưu trữ NAS khác, giúp ngăn ngừa thiệt hại ghi xảy ra các sự cố mạng và đáp ứng dữ liệu nhanh chóng cho người dùng khi cần.
Tuy nhiên, sử dụng cùng một mạng LAN có thể làm giảm hiệu năng của toàn bộ hệ thống khi dung lượng lưu trữ tăng liên tục. Thêm vào đó, khi môi trường sử dụng hệ cơ sở dữ liệu lưu trữ dưới dạng block, thì việc lưu trữ dạng file của NAS không phải là lựa chọn phù hợp.
4. DAS – Lưu trữ dữ liệu truyền thống
DAS (Direct Attached Storage) – giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp trên thiết bị gắn trực tiếp, một dạng lưu trữ truyền thống. Khi sử dụng DAS, mỗi máy chủ đều cần được trang bị hệ thống lưu trữ và phần mềm quản lý lưu trữ độc lập.
DAS hoạt động hiệu quả nhất khi kết nối chỉ với một máy chủ. Khi nhu cầu lưu trữ dữ liệu tăng buộc thêm máy chủ, có thể dẫn đến việc dữ liệu bị phân tán.
Do đó, doanh nghiệp bạn phải quản lý và tổ chức lại dữ liệu trên các máy chủ, dẫn đến tăng chi phí tổng và gặp nhiều khó khăn trong việc sao lưu, bảo quản và truy xuất dữ liệu.
Ưu điểm của DAS là chi phí tương đối thấp, cài đặt đơn giản và hiệu năng ổn định. Tuy nhiên, khả năng mở rộng khá hạn chế, nên giải pháp lưu trữ này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nền tảng lưu trữ dữ liệu nào tốt nhất cho doanh nghiệp?
Server (Máy chủ) là một thành phần phải có trong bất kỳ hệ thống lưu trữ dữ liệu nào. Hiện nay, Server được cung cấp dưới nhiều hình thức khác nhau mà doanh nghiệp bạn cần xem xét để đưa ra lựa chọn phù hợp:
1. Cloud Server – Máy chủ Cloud
Cloud Server hoạt động trên nền tảng điện toán, còn được gọi là Lưu trữ đám mây. Đây là giải pháp lưu trữ dữ liệu được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng nhất, vì có thể khắc phục hầu hết các nhược điểm của VPS (Virtual Private Server) và máy chủ vật lý.
2. Dedicated Server – Máy chủ riêng
Server máy chủ riêng nổi bật với hiệu suất xử lý cực kỳ nhanh, bao gồm các thiết bị phần cứng riêng biệt. Giải pháp lưu trữ này có thể phục vụ lượng lớn người dùng cùng lúc nhờ vào băng thông trang web được đáp ứng tối đa.
Tuy nhiên, nhược điểm của Dedicated Server máy chủ là chi phí vận hành và bảo trì khá cao. Ngoài ra, khi nâng cấp hay thay đổi phần cứng cũng không hề đơn giản, ảnh hưởng nhiều đến việc khả năng mở rộng hệ thống.
Hơn nữa, việc sao lưu dữ liệu trên Dedicated Server máy chủ riêng thường phức tạp hơn so với Cloud Server hay VPS (Virtual Private Server). Chính vì thế, hệ thống lưu trữ này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp lớn với khả năng hoạt động và tài chính ổn định.
3. VPS – Máy chủ riêng ảo
VPS (Virtual Private Server) được trang bị các thành phần như CPU, ổ cứng HDD, và RAM độc lập. Tuy nhiên, VPS hoạt động phụ thuộc nhiều vào máy chủ vật lý – nếu gặp sự cố, VPS cũng có thể bị ngừng hoạt động và mất dữ liệu.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thanh toán chi phí cho toàn bộ cấu hình của hệ thống khi chọn giải pháp lưu trữ máy chủ riêng VPS. Thêm vào đó, cấu hình của máy chủ vật lý cũng hạn chế khả năng mở rộng hoặc giảm bớt tài nguyên của VPS, nhưng quá trình sẽ diễn ra nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với việc sử dụng Dedicated Server.
Vì sao Cloud Server là phương pháp lưu trữ tốt nhất cho doanh nghiệp?
Cloud Server không chỉ là giải pháp lưu trữ thông tin, mà còn là công cụ giúp doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ, linh động và hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu những lý do mà Cloud Server trở thành công cụ không thể thiếu trong thời đại số hiện nay:
- Giảm thiểu gánh nặng về tài chính: Doanh nghiệp chỉ cần trả phí cho dung lượng lưu trữ sử dụng. Đồng thời, bạn có thể tiết kiệm chi phí cho việc mua và bảo dưỡng các thiết bị lưu trữ vật lý như ổ cứng, phần cứng…
- Phân quyền truy cập linh hoạt: Doanh nghiệp có khả năng cấp quyền truy cập cho nhân viên, đối tác kinh doanh, khách hàng dễ dàng và nhanh chóng.
- Tính nhất quán và đồng bộ trong dữ liệu: Lưu trữ đám mây cho phép truy cập và đồng bộ dữ liệu mọi lúc, mọi nơi từ các thiết bị khác nhau thông qua Internet. Mọi thay đổi trong tài liệu đều được cập nhật tự động, đảm bảo tính nhất quán của thông tin.
- Quy trình sao lưu tự động: Cloud Server tự động hóa quy trình sao lưu dữ liệu, giúp doanh nghiệp dễ dàng truy xuất dữ liệu, thời gian và tần suất sao lưu theo yêu cầu.
Nền tảng quản lý & Dịch vụ phân tích dữ liệu tối ưu nhất cho mọi doanh nghiệp
Trong thế giới số hóa ngày nay, việc lựa chọn giải pháp lưu trữ đám mây hiệu quả và tin cậy trở nên vô cùng quan trọng. Renova Cloud cung cấp Nền tảng quản lý & Dịch vụ phân tích dữ liệu – được thiết kế đặc biệt để phù hợp với mọi quy mô và nhu cầu của các doanh nghiệp.
Đội ngũ chuyên gia của Renova Cloud hỗ trợ doanh nghiệp bạn trong việc phân tích, xây dựng và thống kê dữ liệu chi tiết. Đồng thời, chúng tôi áp dụng AI/ML thông qua việc sử dụng các ứng dụng và nền tảng tốt nhất trên đám mây.
Renova Cloud không chỉ giúp bạn tận dụng dữ liệu hiện có từ các silo và data warehouses, mà còn chuyển chúng sang nền tảng mới theo thời gian thực. Điều này góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các data analyst, developer và data scientist.
Với nhiều mô hình thực tiễn đã được áp dụng thành công – Renova Cloud giúp doanh nghiệp bạn tối ưu hóa quá trình xây dựng nền tảng dữ liệu và tập trung vào việc lập kế hoạch dữ liệu tốt hơn trong thời đại số hóa thay đổi liên tục.
Hãy để Renova Cloud đồng hành cùng sự phát triển của bạn – liên hệ ngay để được hỗ trợ nhanh nhất!