5 ĐIỀU DOANH NGHIỆP NÊN BIẾT KHI CÂN NHẮC DỊCH CHUYỂN LÊN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

Khi Amazon Web Service (AWS) chính thức được phát hành vào năm 2006, nó đã mang đến một bước đột phá cho các Developer – những người luôn tìm kiếm giải pháp mới để quy trình phát hành phần mềm được nhanh chóng và ít phụ thuộc hơn. Bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng tuỳ biến theo nhu cầu, Developer không còn phải mất thời gian vô nghĩa chờ đợi đến khi môi trường lưu trữ được khởi tạo, thay vào đó họ có thể tự cung cấp môi trường cơ sở vật chất ngay lập tức 

AWS được thiết kế giúp doanh nghiệp loại bỏ chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và giúp xử lý các rào cản về kỹ thuật thường gặp, giúp thời gian phát hành sản phẩm được rút ngắn, mở rộng quy mô nhanh chóng nhưng tốn ít nguồn lực hơn. Với những lợi thế này, không có gì lạ khi thị trường Public Cloud được kỳ vọng đạt 191 tỉ USD vào năm 2020.

Khi ngày càng có nhiều công ty dịch chuyển dần lên Cloud, họ sẽ nhận ra rằng việc theo dõi và quản lý ứng dụng bằng phương thức cũ đáng lẽ nên được thay thế từ lâu. Bài viết này đưa ra 5 lý do giúp doanh nghiệp cân nhắc trước khi dịch chuyển lên Cloud.

  1. Hiệu suất hoạt động của máy chủ sẽ không còn là chỉ số đo lường mức độ ổn định của ứng dụng

Đã có nhiều suy nghĩ sai lầm rằng: nếu máy chủ hoạt động tốt, ứng dụng cũng sẽ hoạt động tốt, đây là lý do tại sao rất nhiều doanh nghiệp đầu tư cho máy chủ và cơ sở hạ tầng. Nhưng khi dịch chuyển lên Cloud, doanh nghiệp không cần quan tâm đến cơ sở hạ tầng và những thứ liên quan nữa. Thay vì phải bận tâm máy chủ đang hoạt động thế nào, thì giờ đây mọi thứ đã có Cloud làm thay. Vì vậy, điều thay đổi đầu tiên cũng là lớn nhất sau khi doanh nghiệp dịch chuyển lên Cloud là đội ngũ IT sẽ có thêm nhiều thời gian theo dõi quá trình và kết quả vận hành ứng dụng chứ không phải máy chủ và cơ sở hạ tầng vận hành ra sao.

 

  1. Ứng dụng hoạt động ở khắp mọi nơi

Khi bắt đầu suy nghĩ về việc dịch chuyển lên Cloud, rất có thể doanh nghiệp sẽ nghiêng về sử dụng Hybrid Cloud (đám mây lai), đây là hình thức kết hợp giữa Public Cloud (đám mây công cộng) trong khi vẫn có thể sử dụng nguồn tài nguyên cá nhân trên nền tảng On-Premises. Tuy nhiên với hình thức này, doanh nghiệp sẽ khó kiểm soát hoạt động của các ứng dụng.

Đương nhiên sẽ có một vài công cụ giúp đo lường ứng dụng chạy trên nền tảng On-Premises, nhưng sẽ không hữu dụng nếu sử dụng các công cụ này để đo lường trên Cloud và ngược lại. Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp cần một dịch vụ độc lập, một bên thứ 3 đủ tin tưởng cho việc đo lường. Lý tưởng nhất là một công cụ đo lường giúp bạn theo dõi cả trên nền tảng On-Premises và môi trường Cloud. Bằng cách này, dù doanh nghiệp có đang sử dụng nhiều công cụ khác nhau vẫn có thể dễ dàng hợp nhất chúng thành một chế độ xem thống nhất để cùng theo dõi ứng dụng hoạt động, trải nghiệm khách hàng và những vấn đề khác trong quá trình vận hành ứng dụng.

small

  1. Trách nhiệm là quan trọng 

Khi đã hoàn tất dịch chuyển lên Cloud, các Developer sẽ thấy được sự nhanh nhẹn trong mọi phản hồi. Họ sẽ tận dụng lợi thế này vào việc thay đổi code, nhưng Developer cần lưu ý rằng sự thay đổi này có mang lại những cải thiện tích cực cho ứng dụng hay không. Tất nhiên ứng dụng có thể được cải thiện bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể cải thiện trong hiệu suất, tính năng hay chức năng mới hoặc cải thiện về mặt trải nghiệm.

Một khi ứng dụng được cải tiến, số lượng sử dụng ứng dụng sẽ tăng theo cấp số nhân. Lúc này không chỉ Developer hay Operator có quyền truy cập vào ứng dụng mà còn có thêm cấp Quản lý, phòng Marketing và nhiều bộ phận liên quan,… vì họ cần làm việc trên cùng một cơ sở dữ liệu, cần có quyền truy cập để xem dữ liệu tương ứng phục vụ cho vai trò và trách nhiệm của mình khi có sự cố xảy ra. 

Nếu không có chức năng phân quyền này, sẽ khó khăn hơn cho các phòng ban vì mọi người không có cùng dữ liệu, không cùng quan điểm. Việc thông tin được truyền tải đúng và đủ trong doanh nghiệp sẽ giúp việc giao tiếp, trao đổi trở nên dễ dàng hơn và tránh xảy ra tình trạng đổ lỗi trách nhiệm giữa các phòng ban khi có vấn đề xảy ra.

 

  1. Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có kiến trúc Cloud khác nhau

The imperative to build new relationships, new customer types, and new products has never been more intense. What are your cloud goals? Are you giving developers the ability to create new products? 

Sự bắt buộc trong việc xây dựng các mối quan hệ mới, tìm kiếm và mở rộng tệp khách hàng mới, phát triển thêm những sản phẩm mới luôn là cuộc chiến khốc liệt trong cạnh tranh. Nhưng mục tiêu của Cloud là gì? Là cho phép Developer có thêm năng lực, khả năng để phát triển sản phẩm mới.

Bạn đang tái cấu trúc lại các ứng dụng cũ để cắt giảm chi phí (và theo vòng tuần hoàn, giải phóng các nguồn lực để chuyển mình qua thời đại kỹ thuật số?) Hay nói cách khác, bạn đang tái cấu trúc lại doanh nghiệp dựa trên nền tảng cũ hay dọn dẹp những thứ đã cũ để chuyển mình?

Dù bằng cách nào (nhiều doanh nghiệp lựa chọn cả hai), vẫn cần đảm bảo rằng đội ngũ nhân viên ý thức được ứng dụng nào nên cần được giữ lại để vận hành hệ thống cũ nhưng vẫn còn phù hợp với văn hoá doanh nghiệp, ứng dụng nào nên được tập trung cho việc cải tiến doanh nghiệp.

 

  1. Developer và Operator nên tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Doanh nghiệp dịch chuyển lên Cloud, đồng nghĩa với mong muốn cải tiến tốc độ xử lý công việc và nhanh chóng hoà mình vào kỷ nguyên kỹ thuật số. Amazon sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục đích của mình bằng cách dần loại bỏ cơ sở hạ tầng truyền thống, đưa hệ thống Cloud vào thay thế. Với những thành công của nhiều doanh nghiệp lớn đã chứng minh được rằng Cloud không đơn thuần là một dịch vụ nhất thời, mà còn là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý và vận hành hệ thống của mình lâu dài.

Theo cách làm tương tự, các dịch vụ giám sát, theo dõi nhật kí, tích hợp liên tục và bảo mật sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng. Các dịch vụ này rất quan trọng trong việc cho phép Developer và Operator tập trung vào phát triển ứng dụng thay vì tập trung vào duy trì và nâng cấp các dịch vụ phụ trợ. Sẽ rất quan trọng nếu doanh nghiệp biết và tận dụng được những công cụ thích hợp, đó sẽ là chìa khoá trong việc giải phóng các bộ phận liên quan, giúp đội ngũ kĩ thuật có thêm thời gian để phát triển sản phẩm, gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Cho đến bây giờ, hầu hết các doanh nghiệp sau khi dịch chuyển lên Cloud đều đã gặt hái được rất nhiều thành công. Nhưng cùng với đó là rất nhiều thứ cần giải quyết trước quá trình dịch chuyển lên môi trường mới. Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm các giải pháp để thay đổi, hãy liên lạc với chúng tôi: http://renovacloud.com/en/contact-us/