Ứng dụng nào không phù hợp lên “mây”
Binh Nguyen
Head of DevOps
Ở Đông Nam Á, khái niệm điện toán đám mây mới chỉ bắt đầu được chú ý trong 4 năm qua. Tôi vẫn còn nhớ như in các cuộc họp trong thời gian trước đó với các khách hàng ở những vị trí cấp cao, ý tưởng chạy các ứng dụng trên đám mây thường bị loại bỏ ngay lập tức. Vì những lý do về bảo mật và tuân thủ trách nhiệm, dữ liệu và các yêu cầu nghiêm ngặt về độ trễ, đây thường được coi là nguyên nhân chính làm phá vỡ thỏa thuận. Trong thực tế, nó vẫn còn đang xảy ra cho đến ngày nay.
Câu chuyện trên giờ đây đã ít xảy ra hơn,
Các doanh nghiệp đang bắt đầu để ý hơn đến các lợi ích và kết quả kinh doanh trên đám mây. Tuy nhiên, theo ITProtoday hiện chỉ có khoảng 20% ứng dụng chạy trên các đám mây public và private hoặc edge environment.
Các tổ chức thuộc mọi quy mô lớn nhỏ đều dễ dàng lựa chọn địa điểm, cách thức triển khai ứng dụng, và hybrid cloud cũng là một lựa chọn khả thi trong một số tình huống nhất định. Trong vòng 5 năm tới, con số đó sẽ tăng lên 80%. Với khả năng linh động mở rộng quy mô, khối lượng công việc thường xuyên thay đổi hoặc không thể đoán trước được là những trường hợp nên sử dụng đám mây.
Việc quyết định xem
Một ứng dụng có thuộc về đám mây hay không đòi hỏi cần có phân tích kỹ lưỡng về ứng dụng và đưa ra tùy chọn cho hybrid và public cloud, dựa vào các API để chia sẻ dữ liệu giữa chúng. Quan trọng nhất, cơ sở dữ liệu truyền thống thường quá chậm và không linh hoạt để theo kịp nhu cầu linh động trên đám mây. Các ứng dụng đám mây của bạn cần một nền tảng cơ sở dữ liệu nhanh, có khả năng mở rộng cao, khả dụng cao để cung cấp hiệu suất ứng dụng trong thời gian thực bất kể lượng dữ liệu hay lưu lượng người dùng.
Lớp dữ liệu cloud-native phải có khả năng mở rộng quy mô phù hợp với ứng dụng và tổ chức của bạn mà không khiến chi phí của bạn tăng cao.
Tính khả dụng cao của lớp dữ liệu thường khó đoán được, cũng như khả năng đáp ứng vậy.
Để đáp ứng nhu cầu người dùng ngày nay, một ứng dụng phải phản hồi trong khoảng 100 mili giây, bao gồm cả việc gửi dữ liệu qua lại. Và trong nền kinh tế toàn cầu, lớp dữ liệu phải hỗ trợ các ứng dụng và khách hàng cho dù họ đang ở đâu, đảm bảo không để mất dữ liệu, suy giảm tính khả dụng hoặc các vấn đề về hiệu suất. Chẳng hạn như yêu cầu về độ trễ, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.
Vẫn còn rất nhiều ví dụ về các ứng dụng không nên có trên đám mây.
Độ trễ có thể là một yếu tố quyết định quan trọng đến điều này. Xử lý dữ liệu thường dựa trên đầu vào IoT vẫn chưa được phổ biến, nhưng nó đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn trong các ngành như sản xuất, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính và truyền thông.
Trong những trường hợp đặc biệt đó, khi dữ liệu được phân tích, nó sẽ được chuyển đến đám mây để phân tích thêm trong các data lake hoặc data warehouse trên đám mây.