Tại sao chúng ta cần DevOps?

Những yêu cầu từ kinh doanh và công nghệ ngày càng phức tạp hơn, và dịch vụ Công nghệ thông tin cũng vậy. Đó là lý do tại sao chúng ta cần xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh với ít thời gian bảo trì nhất và tự động hóa mọi thứ.

Với điện toán đám mây, doanh nghiệp sẽ không cần nhiều nhân lực để quản trị hệ thống. Nhưng lại rất cần các kỹ năng liên quan tới DevOps. Do đó, các nhân viên phải tận dụng mọi cơ hội học hỏi và vượt ra khỏi giới hạn kỹ thuật của mình.

Sự khác biệt giữa DevOps và NoOps là gì?

Có thể nói DevOps là sự hợp nhất giữa phát triển và vận hành. Nó được tạo ra bởi sự cộng tác từ các kỹ sư phát triển và vận hành để xác định các quy trình, thúc đẩy vòng đời dịch vụ từ thiết kế đến phân phối.

Với NoOps, các developer và nhóm vận hành có thể làm việc độc lập nhưng vẫn hoàn thành được công việc. Triết lý của nó là loại bỏ tất cả các bộ phận quản lý công việc và giảm khoảng cách giữa các nhà phát triển với cơ sở hạ tầng.

Vậy tại sao chúng ta cần nhiều DevOps hơn?

Vấn đề là, thế giới công nghệ thay đổi nhanh hơn bạn tưởng tượng. Yêu cầu của thị trường hiện nay đòi hỏi khắt khe đến mức bạn không thể nói một cách đơn giản: Tôi quá mệt mỏi với sự thay đổi chóng mặt này, xin hãy dừng lại.

Và sự xuất hiện của điện toán đám mây càng làm cho mọi thứ phức tạp hơn. Nó cho phép thiết lập các giải pháp phức tạp hơn. Đồng thời, giải quyết được nhiều thách thức nhưng cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn.

Sự tiện lợi của điện toán đám mây là có thể luôn được mở rộng, nhưng chúng vẫn cần DevOps để xây dựng nền tảng ban đầu. Họ thiết lập mặc định cho những bước đầu tiên và quản lý tất cả hệ thống, điều chỉnh chúng theo nhu cầu doanh nghiệp. Vậy nó lại giống như cách quản lý truyền thống.

Mục đích của NoOps là tạo nên một quy trình trong đó không cần kết hợp giữa các bước phát triển với các thao tác để làm cho mọi thứ hoạt động. Mục tiêu của NoOps là: làm cho mọi thứ dễ dàng triển khai bởi sản phẩm thiết kế mà không cần nỗ lực từ bất kỳ ai.

Về cơ bản, các developer sẽ gói tất cả các mã code vào một container và mọi thứ sẽ dễ dàng triển khai từ đây. Nó giống như một ứng dụng? Không, hơn thế nữa, nó có thể triển khai cả cơ sở hạ tầng.

Xu hướng nào cho NoOps trong tương lai?

So với DevOps, NoOps được kích hoạt bởi công nghệ. Có nhiều sự lựa chọn ở đây, nhưng về cơ bản, chúng ta có thể tóm tắt như sau:

  • Giải pháp PaaS, hoặc dịch vụ điện toán đám mây như AWS hoặc GCP và tất cả các nhà cung cấp khác.
  • Máy tính ảo từ các hãng AWS, GCP, Azure.
  • Tạo cơ sở hạ tầng có thể nhân rộng.

Các giải pháp này giải quyết tốt cho phần cơ sở hạ tầng và các công cụ triển khai truyền thống có thể thúc đẩy quá trình và cung cấp các ứng dụng.

Vấn đề chính nằm ở đâu?

Duy trì cơ sở hạ tầng luôn là một chi phí quản lý lớn. Nhưng vấn đề chính không nằm ở đây. Mà là quá trình. Nếu quy trình được thiết kế tốt, nó sẽ giúp bạn hoạt động nhanh hơn, chính xác hơn.

Nhưng bạn cũng phải hiểu rằng có một số ứng dụng có thể được triển khai trên PaaS và một số khác thì không thể. Với ứng dụng đơn giản, PaaS là ​​một giải pháp tốt. Nó cũng hỗ trợ DevOps làm việc ít hơn. Nhưng nếu bạn đang khởi chạy Netflix, bạn sẽ cần kiểm soát nhiều hơn.

Cuối cùng thì không hề có DevOps và NoOps. Chỉ có một trình điều khiển là tạo ra một cơ sở hạ tầng thông minh cần ít sự bảo trì nhất có thể và có thể tự động hóa mọi thứ. Hãy trải nghiệm dịch vụ điện toán đám mây từ các hãng lớn như AWSGoogle Cloud hoặc các dịch vụ khác, bạn sẽ tìm thấy giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Còn chần chờ gì nữa, hãy liên hệ Renova Cloud ngay!